Sắt mạ crom có tốt không? Quy trình mạ như thế nào?

Sắt mạ crom có tốt không? Quy trình mạ như thế nào?
5/5 - (2 bình chọn)

Sắt mạ crom được ứng dụng rộng rãi để mạ phụ tùng xe máy, đồ gia dụng, chi tiết máy móc, bu lông… giúp sản phẩm được bền đẹp hơn. Quy trình mạ crom cho sắt diễn ra gồm những bước nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

Xem thêm: 

Sắt mạ đồng là gì, có bền không? Quy trình mạ đồng cho sắt

Sắt mạ inox có ưu điểm gì? Quy trình mạ inox cho sắt?

Sắt mạ vàng là gì, độ bền có cao không, ứng dụng ra sao?

Sắt mạ crom có tốt không?

Crom là kim loại có ưu điểm là độ cứng tốt, chống ăn mòn, chống trầy xước, độ nóng chảy cao. Với thế mạnh này, crom thường được sử dụng làm lớp mạ bên ngoài với kim loại sắt thép để giúp tăng độ cứng, bền bỉ cho sản phẩm.

Sắt mạ crom hiểu là sắt được phủ lớp xi crom bên ngoài. Lớp phủ này được gọi là Crom oxit. Để tiến hành mạ, nhà sản xuất sẽ cần sử dụng hóa chất xi mạ crom được tạo từ dung dịch axit cromic và H2SO4 theo tỉ lệ nhất định.

Sắt mạ crom rất tốt, bền bỉ trong mọi môi trường, bao gồm cả những môi trường mang tính kiềm hoặc axit cao. Mục đích mạ crom cho sắt thường với 3 mục đích chính: tăng độ cứng cho sản phẩm, tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, mạ crom chi tiết máy.

Ngày nay việc mạ crom cho các sản phẩm từ sắt vô cùng phổ biến vì nó giúp sản phẩm bền đẹp, chống trầy xước, tăng khả năng chịu lực, bóng, mịn hơn.

Sắt mạ crom có tốt không? Quy trình mạ như thế nào?

Ứng dụng của sắt mạ crom bạn nên biết

Sắt thay thép mạ crom được ứng dụng rất phổ biến trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Cụ thể thường các chi tiết máy làm từ chất liệu sắt/thép sẽ được mạ crom để đảm bảo tính đồng nhất, tăng độ cứng và tuổi thọ sử dụng cho sản phẩm.

Ngoài ra mạ crom cũng được ứng dụng để mạ phụ tùng xe máy, máy khâu, xe đạp, dụng cụ y tế, bu lông đai ốc, thanh ren… và một số các đồ gia dụng trong gia đình vòi nước, vòi hoa sen, bồn chứa…

Với những các vật liệu kim loại sắt thép sau một thời gian sử dụng bị oxy hóa, rỉ sét thì cũng sẽ được mạ crom nhằm phục hồi và tăng độ bền, tính thẩm mỹ. Với lớp mạ crom dày trung bình 800µm và độ cứng trung bình 70 HRC, sẽ giúp bề mặt chi tiết mạ trở lại trạng thái như mới, thậm chí sáng hơn, có thể chống trầy xước, chống hao mòn mà chi phí và thời gian hồi phục được tiết kiệm đáng kể.

Sắt mạ crom có tốt không? Quy trình mạ như thế nào?

Sắt mạ crom và quy trình thực hiện cơ bản

Để mạ crom lên bề mặt sắt, thép thì cần trải qua quy trình cụ thể như sau:

  • Bước 1: Ta sẽ cần thực hiện mài bóng bề mặt kim loại cần mà bằng việc đánh bóng cơ học hoặc ngâm trong hóa chất làm nhẵn.
  • Bước 2: Thực hiện làm sạch bề mặt sắt khỏi bụi bẩn, dầu mỡ bằng các dung dịch tẩy dầu chuyên dụng.
  • Bước 3: Thực hiện mạ crom cho sắt. Thực hiện ngâm vật cần mạ trong bể mạ crom, điều chỉnh nhiệt độ của sắt bằng nhiệt độ của dung dịch mạ điện trong bể chứa. Tiếp đến cần tiến hành tiếp điện cực âm (-) vào chi tiết mạ và tiếp điện cực dương (+) vào cathode của bể mạ. Dựa vào độ dày mong muốn của lớp mạ mà căn chỉnh chế độ dòng điện và thời gian mạ tương ứng.
  • Bước 4: Kiểm tra sắt mạ crom đã đạt chuẩn hay chưa. Lớp mạ chuẩn cần đáp ứng các tiêu chí như: lớp mạ sáng, mịn, bóng, không bị bong tróc, khô rộp, cháy. Sử dụng vật nhọn chà mạnh bề mặt mạ thì lớp mạ không bong, không trầy xước, có độ bám dính chắc chắn.

Sắt mạ crom bao gồm những loại cơ bản nào?

Sắt mạ crom được chia thành mạ crom 3+ và mạ crom 6+, mỗi phương pháp mạ lại có những đặc điểm, ưu nhược điểm riêng, cụ thể như sau:

Phương pháp mạ crom 3+

Tên gọi khác của phương pháp này là Tri-crom, Crom (III), Cr3… sử dụng clorua crom hoặc crom sunfat làm thành phần chủ đạo của dung dịch mạ. 3 yếu tố chính thường có trong dung dịch mạ crom 3+ gồm:

  • Bể mạ điện phân sunfat sử dụng than chì hoặc clorua
  • Bể mạ sulfate sử dụng cược dương chì bao quanh bể chứa axit sunfuric, giữ crom 3+ từ oxy hóa ở cực dương.
  • Bể sulfate có sử dụng xúc tác cực dương không hòa tan và duy trì một thế điện cực có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa.

Độ dày của lớp mạ crom 3+ trên sắt thường giao động từ 0.13-1.27mm.

Ưu điểm của sắt mạ crom 3+ đó là ít độc hại hơn, có thể thực hiện mạ gián đoạn với các sản phẩm yêu cầu đặc biệt, tiết kiệm điện năng, có thể sử dụng dòng điện thấp để tham gia thực hiện quá trình mạ. Nhược điểm của phương pháp này đó là lớp mạ không được đẹp và tốt như mạ crom 6+.

Phương pháp mạ crom 6+

Phương pháp này sử dụng thành phần chủ đạo là crom trioxit CrO3. Lớp mạ crom 6+ có đặc điểm là màu tươi sáng, khi hoàn thiện thì lớp mạ có độ phản chiếu ánh sáng tương tự như gương.

Nhiệt độ mạ phụ thuộc vào mật độ dòng điện, nếu mật độ dòng điện cao hơn thì nhiệt độ bắt buộc phải cao hơn. Để giữ nhiệt độ ổn định và quá trình mạ dẫn tới sự kết tủa đồng đều trên bề mặt vật mạ thì toàn bộ dung dịch mạ sẽ được kích động tùy theo cách mạ.

Ưu điểm khi mạ crom 6+ cho sắt đó là phương pháp mạ này có độ sáng bóng cao, rất thích hợp dùng để tăng tính thẩm mỹ cho chi tiết mạ, ít độc hại trong quá trình mạ, tiết kiệm chi phí do không cần đầu tư thêm hóa chất tạo độ dày cho lớp phủ…

Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình sắt mạ crom cũng như ưu điểm của nó. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ, liên hệ ngay đến xưởng cơ khí Quang Sáng qua địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG QUANG SÁNG

Địa chỉ: Số 26, ngách 110/66, ngõ 110 Nam Dư, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 091.464.90.38

Email: Cokhiquangsang@gmail.com