Sắt mạ đồng là gì, có bền không? Quy trình mạ đồng cho sắt

Sắt mạ đồng là gì, có bền không? Quy trình mạ đồng cho sắt
5/5 - (1 bình chọn)

Sắt mạ đồng là một trong những phương pháp xử lý bề mặt kim loại ứng dụng tương đối phổ biến trong công nghiệp chế tạo và sản xuất. Quy trình mạ đồng cho sắt thực hiện như thế nào, có ưu điểm ra sao, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết.

Xem thêm: 

Sắt mạ inox có ưu điểm gì? Quy trình mạ inox cho sắt?

Sắt mạ vàng là gì, độ bền có cao không, ứng dụng ra sao?

Sắt mạ kẽm loại nào tốt? Có gỉ không? Giá bao nhiêu?

Sắt mạ đồng là gì?

Sắt mạ đồng là quá trình phủ một lớp đồng mỏng lên bề mặt các dụng cụ, vật liệu làm bằng chất liệu sắt, thép có tác dụng bảo vệ kim loại khỏi tác động của khí hậu, thời tiết khắc nghiệt. Có 5 kỹ thuật mạ đồng thường được áp dụng phổ biến và rộng rãi bao gồm:

  • Mạ đồng acid: Công nghệ mạ này làm cho lớp mạ đồng được sáng bóng như gương, mạ được trên các vật liệu sắt có hình dáng đa dạng, phức tạp.
  • Mạ đồng Xyanuy: Phụ gia xyanuy làm cho lớp mạ đồng có màu đỏ bóng loáng, chịu được tạp chất cao.
  • Mạ đồng thau: Làm tăng khả năng chống oxy hóa của lớp mạ trên sản phẩm.
  • Mạ đồng Pirophosphat: Giúp lớp mạ trơn láng, chống ăn mòn hiệu quả.
  • Mạ đồng giả cổ: Dùng hóa chất xi mạ để nhuộm lên các chi tiết bằng sắt để tạo thành các màu giả cổ khác nhau như: màu nâu đỏ, nâu đen tương tự như màu đồng cổ.

Sắt mạ đồng là gì, có bền không? Quy trình mạ đồng cho sắt

Ưu điểm khi thực hiện mạ đồng cho sắt?

Các lĩnh vực chính thường sử dụng công nghệ sắt mạ đồng thường là sản xuất đồ gia dụng, dụng cụ gia đình, ô tô, vũ khí, chế tạo điện tử. 

  • Được phủ lên lớp xi đồng bóng bẩy giúp sản phẩm tăng tính thẩm mỹ cao hơn nhiều. Lớp đồng thường có màu nâu đỏ sang trọng và hoài cổ.
  • Ngoài ra, so với các lớp xi mạ khác thì xi đồng mạ cho sắt có độ bám dính cao hơn, bởi vậy khi sử dụng lớp xi này sẽ lâu không bị bong tróc hay phai mà.
  • Các dụng cụ vật liệu sắt mạ đồng còn có khả năng tránh tình trạng ăn mòn, oxy hóa, han gỉ, nhờ đó tuổi thọ sử dụng sản phẩm lâu bền.
  • Mạ đồng lên sắt, thép còn mang một số lợi ích quan trọng khác như: tiết kiệm nguyên liệu đồng mà không làm giảm khả năng dẫn điện của sản phẩm. Như chúng ta đã biết thì giá vật liệu đồng đắt đỏ hơn nhiều so với sắt. Nếu tận dụng được điều này giúp tối ưu chi phí sản xuất một cách hiệu quả.
  • Mạ đồng cho sắt giúp bảo vệ các chi tiết của vật liệu sắt khỏi bị thấm than trong quá trình nhiệt luyện.

Sắt mạ đồng là gì, có bền không? Quy trình mạ đồng cho sắt

Quy trình thực hiện mạ đồng cho sắt/thép

Để bề mặt các sản phẩm làm từ sắt/ thép được đẹp, bóng, bền bỉ thì chúng ta cần đảm bảo thực hiện đúng quy trình như sau:

Bước 1: 

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sắt cần tiến hành xi mạ nhằm mục đích tăng độ bám dính cho lớp mạ đồng. Công đoạn sắt mạ đồng này cần được thực hiện một cách cẩn thận và tỉ mỉ để tránh làm trầy xước bề mặt bên ngoài kim loại. Đối với những vật liệu lớn bạn có thể dùng kỹ thuật phun cát, phun bi, phun nước áp suất lớn làm sạch bề mặt sắt. Còn với những vật liệu nhỏ thì bạn có thể dùng các công cụ như giấy nhám, máy mài, bàn chải để làm sạch.

Bước 2: 

Thực hiện công đoạn tẩy dầu siêu âm, rửa sạch vật liệu sắt rồi làm khô. Có tác dụng tẩy sạch dầu mỡ và chống gỉ sét trên bề mặt kim loại, ức chế quá trình ăn mòn kim loại, không gây biến tính bề mặt kim loại, tẩy nhanh, chống gỉ sét, làm việc được ở nhiệt độ thường đến gia nhiệt.

Bước 3: 

Tiến hành tẩy dầu điện hóa khi thực hiện sắt mạ đồng. Đây là phương pháp làm sạch bề mặt sắt bằng phương pháp điện phân, có tác dụng loại bỏ đất, cặn, gỉ, dầu thừa hoặc các sản phẩm ăn mòn khỏi bề mặt kim loại bằng cách nối các sản phẩm cần làm sạch với một đầu điện cực và sản phẩm được nhúng trong một bể dung dịch hóa chất có độ điện ly phù hợp.

Bước 4: 

Thực hiện mạ lót lên vật liệu sắt một lớp hóa chất niken. Đây là quá trình sử dụng dòng điện và các hóa chất ngành xi mạ để tạo một lớp niken mỏng phủ lên vật liệu dẫn điện bằng kim loại nhằm cải thiện một số đặc điểm mà vật liệu dẫn điện không có được

Bước 5: 

Tiến hành mạ đồng lên bề mặt vật liệu sắt. Tạo ra một lớp đồng phủ lên đều lên bề mặt sắt nhằm bảo vệ, tăng độ bền và khả năng chống oxy hóa.

Bước 6: 

Kiểm tra xem lớp mạ đồng đã đạt yêu cầu hay chưa. Nếu hoàn thiện thì đem sản phẩm đóng gói hoặc tiêu thụ ra ngoài thị trường để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Một số lỗi thường gặp khi mạ đồng cho sắt và hướng khắc phục

Quá trình mạ đồng cho sắt (sắt mạ đồng) nếu không đúng quy chuẩn sẽ dễ gặp một số lỗi. Bạn cần phải tìm ra nguyên nhân và đưa hướng khắc phục hiệu quả hơn:

  • Lớp phủ và lớp nền có độ bám dính kém, bong tróc lớp mạ đồng. Lỗi này là do xử lý trước khi mạ ko tốt, cần phải tăng cường hoặc cải tiến quá trình tiền xử lý .
  • Lớp mạ đồng trên bề mặt sắt bị cháy bởi một số nguyên nhân chính như:
  • Nồng độ đồng quá thấp – Phân tích và bổ sung đồng sunfat , dung dịch mạ lọc không sạch.
  • Nhiệt độ dung dịch quá thấp – Tăng nhiệt độ dung dịch sao cho thích hợp 20 -25 độ C.
  • Phụ gia thiếu hoặc thừa nhiều – kiểm tra và điều chỉnh bằng phương pháp Hull Cell.
  • Ion clo trong nước cao cũng dễ gây cháy mạ đồng sắt, cần phải điều chỉnh lại nồng độ này.

Trên đây thông tin về sắt mạ đồng đã được cung cấp cho bạn đọc. Nhìn chung sắt mạ đồng là phương pháp mang nhiều ưu điểm vượt trội nên đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến, mọi thông tin cần được tư vấn thêm quý khách vui lòng liên hệ về:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG QUANG SÁNG

Địa chỉ: Số 26, ngách 110/66, ngõ 110 Nam Dư, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 091.464.90.38

Email: Cokhiquangsang@gmail.com