Xây nhà tiền chế có bị phạt không? Hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Xây nhà tiền chế có bị phạt không? Hồ sơ xin cấp phép xây dựng
Đánh giá post

Nhà tiền chế là các công trình được dựng từ khung thép chắc chắn kiên cố. Xây nhà tiền chế có bị phạt không là thắc mắc rất nhiều độc giả quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay.

Xem thêm:

Nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế còn có tên gọi khác là nhà khung thép, là công trình có kết cấu chắc chắn, được lắp ghép bởi các khung thép dựa trên bản vẽ có sẵn từ đội ngũ kỹ sư. Nhà tiền chế được xây dựng phục vụ nhiều công năng khác nhau: làm nhà ở, làm cửa hàng, làm nhà máy, phân xưởng, làm sân vận động, làm homestay… Hội tụ nhiều ưu điểm: thời gian thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, khả năng tái chế, linh hoạt thiết kế… do đó các công trình nhà tiền chế ngày càng được ưa chuộng.

Xây nhà tiền chế có bị phạt không? Hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Xây nhà tiền chế có cần giấy xin cấp phép không?

Trước khi tìm hiểu xây nhà tiền chế có cần giấy phép không thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Bộ luật xây dựng sửa đổi bổ sung 2020 quy định các trường hợp sau sẽ được miễn giấy phép xây dựng:

  • Công trình bí mật của nhà nước, công trình cần xây dựng khẩn cấp
  • Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công…
  • Công trình xây dựng tạm theo điều 131 Luật xây dựng.
  • Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp phép xây dựng.
  • Công trình viễn thông thụ động theo quy định pháp luật
  • Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

Xây nhà tiền chế có bị phạt không? Hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Như vậy xét theo các trường hợp trên, nhà tiền chế không nằm trong danh sách được miễn giấy phép xây dựng. Bởi thế nếu xây dựng nhà tiền chế để ở, kinh doanh… thì bắt buộc phải thực hiện trình tự thủ tục xin giấy phép xây dựng theo quy định của nhà nước.

Riêng các trường hợp nhà tiền chế thuộc các trường hợp như nhà tạm – tiền chế là công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định,… thì không cần phải xin giấy phép xây dựng.

Xây nhà tiền chế có bị phạt không?

Như đã nêu trên, muốn xây nhà tiền chế thì cá nhân tổ chức bắt buộc cần phải xin giấy phép xây dựng từ các cơ quan có thẩm quyền quy định nhà nước. Trong trường hợp cố tình xây dựng mà không có giấy phép thì bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo khoản 7 điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Mức xử phạt sẽ được tính như sau:

  • Nếu xây dựng nhà tiền chế để ở riêng lẻ, phạt từ 60 – 80 triệu đồng.
  • Nếu xây dựng nhà tiền chế riêng lẻ ở trong khu di tích, khu bảo tồn, công trình văn hóa… thì sẽ phạt từ 80 – 100 triệu đồng.
  • Với các công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thì nếu xây nhà tiền chế không xin cấp phép sẽ bị phạt từ 120 – 140 triệu đồng.

Một vấn đề mà độc giả cũng rất quan tâm đó là nếu xây nhà tiền chế mà không cấp phép thì có bị buộc tháo dỡ hay không. Theo điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 122/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Ngoài mức phạt tiền thì người có hành vi xây dựng nhà tiền chế không có giấy phép xây dựng thì hình phạt bổ sung đối với hành vi này phải tháo dỡ nhà tiền chế nếu hành vi vi phạm đã kết thúc (đã xây xong).

Xây nhà tiền chế có bị phạt không? Hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Hồ sơ xin cấp phép xây nhà tiền chế cần những gì?

Muốn xây dựng nhà tiền chế thì chủ công trình cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp phép xây dựng theo mẫu hiện hành.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao đã được công chứng)
  • Bản vẽ thiết kế nhà tiền chế, trong bản vẽ nêu rõ vị trí xây dựng, mặt cắt, mặt đứng công trình…

Thắc mắc xây nhà tiền chế có bị phạt không đã được giải đáp chi tiết qua bài viết. Nếu có vấn đề băn khoăn nào khác, mời quý vị liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tận tình nhất.

Mọi thông tin cần được tư vấn, hỗ trợ, quý khách liên hệ ngay đến địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG QUANG SÁNG

Địa chỉ: Số 26, ngách 110/66, ngõ 110 Nam Dư, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 091.464.90.38

Email: [email protected]