Phòng sơn tĩnh điện hay buồng sơn tĩnh điện là phần quan trọng của dây chuyền phun sơn tĩnh điện cho các sản phẩm, vật liệu. Hiện có 2 loại phòng phun sơn tĩnh điện chính đó là tự động và bán tự động.
Xem thêm:
Bật mí cách pha và sơn màu giả gỗ đẹp chuẩn, đúng kỹ thuật
Báo giá sơn tĩnh điện giả gỗ cho cửa, cổng, hàng rào, lan can
Máy sơn tĩnh điện giá bao nhiêu? Chi phí sơn tĩnh điện?
Phòng sơn tĩnh điện là gì?
Phòng sơn tĩnh điện là một phần thiết yếu và quan trọng nằm trong dây chuyền sơn tĩnh điện. Các sản phẩm cần sơn tĩnh điện sẽ được đưa vào phòng phun để thực hiện công đoạn phun sơn, giúp bề mặt sản phẩm đẹp, ngoài ra có phòng này giúp thợ thu gom bột sơn dư thừa dễ dàng, đồng thời hạn chế bụi hay mùi sơn bay ra môi trường xung quanh. Ưu điểm của buồng sơn tĩnh điện đó là đảm bảo sức khỏe cho công nhân, nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp đồng thời bảo vệ môi trường nhà xưởng được tốt hơn.
Thường phòng sơn tĩnh điện sẽ được ứng dụng cho các ngành cơ bản như công nghiệp điện tử, chế tạo xe, đồ gia dụng…
Phòng sơn tĩnh điện có mấy loại? Đặc điểm
Phòng sơn tĩnh điện hiện nay được chia làm 2 loại cơ bản gồm phòng sơn tĩnh điện tự động và bán tự động.
Phòng sơn tĩnh điện bán tự động
Thiết kế buồng sơn không hoàn toàn theo dạng khép kín, trong quá trình sơn vẫn cần dùng đến công nhân thực hiện một vài thao tác thủ công. Thường phòng sơn sẽ được thiết kế một cánh cửa bên hông, vị trí này thợ sơn sẽ cầm súng phun sơn để sơn tĩnh điện lên bề mặt vật liệu, sản phẩm. Tùy vào thiết kế mà phòng phun sơn có 1 hoặc nhiều thợ sơn cùng làm việc một lúc.
Chi phí làm buồng sơn tĩnh điện bán tự động thấp hơn so với loại tự động, phù hợp với những đơn vị sản xuất quy mô nhỏ, trung bình, diện tích xây dựng không quá lớn, số lượng sản phẩm cần phun sơn mỗi ngày ở mức vừa phải.
Về cấu tạo thì phòng phun sơn tĩnh điện bán tự động khá giống với phòng tự động, điểm khác đó là thay vì sử dụng robot phun sơn thì sẽ dùng thợ sơn để thực hiện các thao tác.
Nguyên lý hoạt động: Vật liệu, sản phẩm sau khi được xử lý làm sạch bề mặt, sấy khô sẽ được chuyển vào phòng sơn tĩnh điện. Ở đây, thợ sơn sẽ cầm súng và sơn đều lên bề mặt sản phẩm. Tiếp đó hệ thống hút bột sơn vào cyclone sẽ thực hiện công việc hút và tách bột sơn thừa sau quá trình phun. Cuối cùng bộ phận bơm sẽ bơm bột sơn dư thừa trở lại thùng chứa để dụng trong những lần tiếp theo. Vừa tránh lãng phí và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Phòng sơn tĩnh điện tự động
Đúng như tên gọi, buồng sơn tĩnh điện tự động sẽ hoạt động trong môi trường khép kín, do máy móc thực hiện hoàn toàn. Cấu tạo của phòng sẽ gồm:
- Robot phun sơn tự động được lập trình sẵn
- Vách ngăn làm bằng các tấm panels, sử dụng bulong để lắp ghép, thuận thiện cho việc nâng cấp hoặc tháo dỡ sau này.
- Quạt lưu tâm lưu lượng gió để hút bụi sơn, không để bụi bay ra môi trường bên ngoài.
- Phần rủ bụi sẽ dùng valve từ Solenoid để rũ bụi sơn không bám dính vào bộ lọc, kết hợp với việc dùng túi khí chứa khí nén. Những việc này được điều khiển bằng main boot, hoặc PLC.
- Filter lọc bụi
- Bộ phận thu hồi bột sơn dư thừa
- Đèn chiếu sáng bóng tuýp dài 1.2m.
- Bộ phận điều khiển chuyên dụng.
- Súng phun sơn tĩnh điện tự động
Nguyên lý hoạt động của phòng sơn tĩnh điện tự động: Vật liệu hay sản phẩm cần sơn sẽ theo bằng chuồng, đi qua buồng sơn, robot sẽ thực hiện phun sơn lên sản phẩm. Lúc này quạt ly tâm sẽ hút hết bột sơn bay ra ngoài và thu vào tủ hồi bột. Tiếp theo đó van solenoid rủ bột xuống ngăn kéo để sử dụng cho lần tiếp theo!
Chi phí mở xưởng sơn tĩnh điện là bao nhiêu?
Xưởng sơn tĩnh điện bao gồm rất nhiều dây chuyền, quy trình khác nhau, một trong số đó là buồng sơn tĩnh điện. Các phòng sơn tĩnh điện sẽ có giá khác nhau tùy thuộc vào kích thước và loại buồng sơn mà bạn chọn. Hai loại buồng sơn tĩnh điện chính là loại có thu hồi bột và không thu hồi bột. Buồng sơn không thu hồi bột có giá rẻ hơn. Một buồng phun sơn tĩnh điện có filter thu hồi bột thường sẽ có giá 100 triệu trở lên.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị các loại chi phí đầu tư khác như:
- Chi phí lò sấy sơn: Dao động từ 200 – 250 triệu đồng.
- Chi phí cho các thiết bị, hóa chất xử lý bề mặt vật liệu: Khoảng 50 – 70 triệu đồng.
- Chi phí các thiết bị, máy móc phun sơn tĩnh điện: Dao động trong khoảng 45 – 60 triệu.
- Chi phí bột sơn tĩnh điện: Giá thành sẽ phụ thuộc vào loại sơn lựa chọn và số lượng đặt mua.
- Chi phí mua máy nén khí: Khoảng 100 triệu.
Qua bài viết, quý vị đã hiểu hơn về vai trò, các loại phòng sơn tĩnh điện cơ bản. Nhìn chung tùy vào điều kiện tài chính mà các đơn vị sản xuất sẽ lựa chọn mô hình phòng sơn tĩnh điện mini hay công nghiệp phù hợp, tiết kiệm chi phí đầu tư hiệu quả, đảm bảo mang về lợi nhuận tốt nhất.