Nhựa có sơn tĩnh điện được không? Quy trình sơn?

Nhựa có sơn tĩnh điện được không? Quy trình sơn?
5/5 - (1 bình chọn)

Chúng ta thường nghe nói kim loại như sắt, inox, nhôm sơn tĩnh điện rất phổ biến. Vậy nhựa có sơn tĩnh điện được không? Quy trình sơn tĩnh điện trên nhựa như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Xem thêm: 

Tìm hiểu inox có sơn tĩnh điện được không? Có bền không?

Sơn tĩnh điện là gì? Mang ưu điểm gì, ứng dụng như thế nào?

Sơn sắt mạ kẽm có bền không, có những loại sơn mạ kẽm nào?

Thế nào là sơn tĩnh điện?

Trước khi tìm câu trả lời cho thắc mắc nhựa có sơn tĩnh điện được không thì ta cùng xem công nghệ sơn tĩnh điện là gì nhé. Công nghệ sơn tĩnh điện đã ra đời cách đây khoảng 40 năm, ở điều kiện bình thường, lớp sơn tĩnh điện thường tồn tại dạng bột khô, trái ngược với sơn nước mà chúng ta vẫn thường thấy. Đa phần sơn tĩnh điện sử dụng cho các sản phẩm bề mặt kim loại như sắt, thép, inox, nhôm.

Quá trình sơn thực hiện bằng cách cho bột sơn mang điện tích dương, còn bề mặt kim loại mang điện tích âm. Khi sơn, các điện tích dương (+) gặp điện tích âm (-) sẽ liên kết vào với nhau theo nguyên lý dòng điện khiến lớp sơn gắn chặt, đồng đều khắp bề mặt kim loại. Công nghệ sơn tĩnh điện sẽ cho ra lớp sơn mịn, màu sơn đều, bám chắc tốt và có độ bóng cao, khi chạm vào sẽ thấy lớp sơn nhẵn không bị cộm tay. 

Nhựa có sơn tĩnh điện được không? Quy trình sơn?

Nhựa có sơn tĩnh điện được không?

Nhựa có sơn tĩnh điện được không? Câu trả lời là Có. Ngoài kim loại thì gỗ, nhựa, thủy tinh hoàn toàn có thể ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện. Các sản phẩm nhựa: nội thất, đồ gia dụng, đồ chơi… để có màu sắc như mong muốn sẽ có 3 cách tạo ra: 

  • Cách 1 đó là sử dụng hạt nhựa mang đúng màu sắc đó để tạo ra sản phẩm màu sắc mong đợi. Ví dụ như muốn tạo ra đồ chơi màu đen sẽ cần sử dụng các hạt nhựa màu đen đun nóng chảy và đúc ra sản phẩm, muốn tạo đồ chơi màu hồng cần sử dụng hạt nhựa màu hồng để đúc…
  • Cách 2 là sơn truyền thống, tức là sẽ quét một lớp sơn nước lên bề mặt sản phẩm để tạo màu như ý muốn.
  • Cách 3 là ta sẽ sử dụng công nghệ phun sơn tĩnh điện. Sản phẩm tạo ra ban đầu có thể mang bất cứ màu gì, nếu ta muốn màu khác như mong đợi thì phun sơn tĩnh điện màu đó.

Sơn tĩnh điện có thể được thực hiện trên nhiều loại nhựa khác nhau bao gồm:

  • Sơn tĩnh điện trên nhựa PP
  • Sơn tĩnh điện trên nhựa PVC
  • Sơn tĩnh điện trên nhựa ABS
  • Sơn tĩnh điện trên nhựa UPVC
  • Sơn tĩnh điện trên nhựa HDPE
  • Sơn tĩnh điện trên nhựa composite

Nhựa có sơn tĩnh điện được không? Quy trình sơn?

Ưu điểm của nhựa sơn tĩnh điện

Ở phương pháp đúc nhựa truyền thống thì chỉ cho chúng ta một lựa chọn duy nhất là cần sản phẩm màu gì thì đúc hạt màu đó, rất nhanh gọn nhưng ít sự lựa chọn. Sản phẩm đúc xong sau một thời gian sử dụng có thể bị ngả màu và không chống được trầy xước. Còn ở phương pháp sơn nhựa truyền thống thì quá trình sơn thường sẽ khiến lớp sơn không đều, chỗ mỏng chỗ dày, màu sơn kém đẹp độ bóng thấp, sờ vào sần sùi và không được bóng đẹp.

Sử dụng sơn tĩnh điện cho nhựa giúp lớp sơn màu có độ bám dính tốt, bền chắc, mịn, sáng bóng, chống bong tróc, không bị ngả vàng, chống trầy xước. Ngoài ra bạn sẽ lựa chọn được nhiều màu sắc như mong muốn giúp sản phẩm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ.

Nhựa có sơn tĩnh điện được không? Quy trình sơn?

Cần lưu ý gì khi sơn tĩnh điện cho nhựa?

Chất liệu nhựa không dẫn điện như kim loại sắt, thép, cho nên các điện tích tĩnh điện sẽ không được chuyển xuống mặt đất. Khi sơn tĩnh điện, bột sơn màu sẽ có xu hướng không dính vào nhựa trừ khi nó được làm nóng trước. Nói chung, với những đặc điểm riêng của vật liệu nhựa so với các vật liệu kim loại khác thì khi sơn tĩnh điện cho chúng phải chú ý, tính toán và kiểm tra kỹ các vấn đề khác nhau giữa chúng. Điều đó sẽ ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của quá trình sơn tĩnh điện cũng như chất lượng sản phẩm đạt được sau sơn.  

Quy trình sơn tĩnh điện trên nhựa chi tiết

Nhựa có sơn tĩnh điện được không? Như đã phân tích ở trên thì nhựa hoàn toàn có thể sơn tĩnh điện. Quy trình sẽ được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt nhựa

Đầu tiên chúng ta sẽ cần xử lý bề mặt sản phẩm bằng nhựa trước khi tiến hành phun sơn tĩnh điện. Thường thì nhựa sẽ được nhúng vào bể chứa hóa chất để làm sạch. Cần đảm bảo nồng độ hóa chất trong bể phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng quy trình, chất lượng. 

Sau đó ta sẽ phân loại các vật liệu cần sơn dựa theo các tiêu chí như kích thước, màu sắc, đơn hàng… Tiến hành xếp sản phẩm hợp lý, không bị ép sát vào nhau, che khuất, đè lên nhau. Toàn bộ sản phẩm nhựa cần được đựng trong các lồng bằng lưới thép không gỉ.

Bước 2: Sấy khô vật liệu

Nhựa sau khi đã được xử lý làm sạch thì sẽ cần được sấy khô bằng cách phơi dưới nắng tự nhiên hoặc sử dụng quạt sấy, lò sấy chuyên dụng. Việc này giúp sản phẩm khô ráo hoàn toàn, không bị đọng nước, làm ảnh hưởng đến quá trình sơn tĩnh điện lên bề mặt nhựa. Nhiệt độ sấy khô cho nhựa từ 60 – 80 độ C, không để nhiệt quá cao sẽ khiến nhựa bị nóng chảy, biến dạng.

Bước 3: Tiến hành phun sơn

Chúng ta sẽ xếp các sản phẩm nhựa vào buồng sơn để thực hiện sơn tĩnh điện. Cần đảm bảo vị trí móc treo sản phẩm không để lại dấu móc sau khi sơn hay sấy. Móc treo cần chắc chắn, sạch sẽ, các sản phẩm giữ khoảng cách tối thiểu 10 – 20cm tùy theo kích thước để đỡ va chạm vào nhau.

Kiểm tra thiết bị phun sơn như: súng sơn, điện, hơi, vòi phun, tiếp mát, đèn chiếu sáng, quạt hút buồng phun,…trước khi tiến hành sơn. Trong quá trình sơn, cần đảm bảo tay súng sơn vuông góc với vật cần sơn, khoảng cách từ súng sơn tới vật cần sơn là từ 10 – 15 cm đối với việc sử dụng phun tay, từ 20 – 25 cm đối với hệ thống súng phun tự động. Nếu sơn tĩnh điện bằng tay cần thực hiện sơn góc cạnh và sơn phía trước trước, sơn mặt phẳng và sơn phía trên sau.

Bước 4: Sấy sản phẩm

Các sản phẩm sơn tĩnh điện xong sẽ được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 70 – 80 độ C trong 20 – 25 phút.. Lò sấy cần đảm bảo một số tiêu chuẩn như sau: hệ số cách nhiệt cao, hoạt động ổn định, phù hợp công suất sử dụng, vận hành dễ dàng…

Sản phẩm sấy xong cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đóng gói. Kiểm tra thành phẩm sau khi sơn theo các yếu tố như: Màu sắc, độ đồng đều, độ bám dính, độ sơn phủ kín…

Như vậy thắc mắc nhựa có sơn tĩnh điện không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết. Ngày nay thì các sản phẩm nhựa sơn tĩnh điện ngày càng được lựa chọn nhiều bởi nó mang ưu điểm vượt trội so với công nghệ sơn truyền thống.