Nhôm có sơn tĩnh điện được hay không? Quy trình sơn như thế nào? Ưu điểm khi sơn tĩnh điện cho nhôm là gì? Toàn bộ thắc mắc trên từ quý vị sẽ được Quang Sáng giải đáp ngay trong bài viết sau.
Xem thêm:
Nhựa có sơn tĩnh điện được không? Quy trình sơn?
Tìm hiểu inox có sơn tĩnh điện được không? Có bền không?
Sơn tĩnh điện là gì? Mang ưu điểm gì, ứng dụng như thế nào?
Tìm hiểu về công nghệ sơn tĩnh điện
Trước khi tìm hiểu nhôm có sơn tĩnh điện được không thì chúng ta cùng xem công nghệ sơn tĩnh điện là gì, nguyên lý hoạt động như thế nào nhé! Sơn tĩnh điện là quá trình phủ một lớp sơn bột tĩnh điện lên bề mặt vật liệu thông qua súng phun sơn có gắn điện cực. Sở dĩ gọi tên là sơn tĩnh điện vì sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn nhằm tạo liên kết ion với bề mặt sản phẩm cần sơn phủ.
Lớp sơn bột khô khi đi qua vùng tích điện ở đầu súng sẽ được tích một điện tích dương (+) sẽ bám chặt vào bề mặt vật liệu đã tích điện tích âm (-) nhờ lực hút tĩnh điện cho đến khi bị nóng chảy trong lò xử lý tạo thành một lớp phủ mịn bảo vệ. Do đây là một dạng liên kết ion nên bột sơn có độ bám dính rất tốt và bền, bột sơn được rải đều quanh bề mặt vật liệu, kể cả các khu vực bị khuất, tạo nên lớp phủ bề mặt bền đẹp, có tính thẩm mỹ cao.
Nhôm có sơn tĩnh điện được không?
Nếu được hỏi nhôm có sơn tĩnh điện được không thì câu trả lời là có. Tất cả các kim loại từ đồng, sắt, thép, inox, nhôm đều có thể ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện khô, tức sử dụng bột sơn khô, cho vào súng phun để phủ lên bề mặt nhôm, mang lại hiệu suất cao. Sau khi tiến hành phun sơn tĩnh điện cho nhôm bằng bột sơn khô, lượng sơn dư thừa nhà sản xuất có thể thực hiện thu hồi lại và tái sử dụng lên đến 90%, nhờ vậy giúp tiết kiệm bột sơn hiệu quả. So với công nghệ phun sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi) thì sơn nhôm bằng bột khô giúp độ bao phủ sơn tốt và đều hơn. Nguyên nhân bởi vì nhôm sẽ được tích điện âm còn bột sơn sẽ được tích điện dương.
Ứng dụng của nhôm sơn tĩnh điện
Công nghệ nhôm sơn tĩnh điện được ứng dụng trên rất nhiều dòng sản phẩm cụ thể như:
- Cổng nhôm sơn tĩnh điện
- Lan can, hàng rào nhôm sơn tĩnh điện
- Cầu thang nhôm sơn tĩnh điện điện
- Cửa nhôm sơn tĩnh điện
- Các đồ gia dụng, thiết bị điện tử, phương tiện đi lại…
Nhôm sơn tĩnh điện mang đến ưu điểm gì?
Ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện lên bề mặt các sản phẩm làm bằng nhôm đem lại rất nhiều ưu điểm vượt trội, có thể kể đến như:
- Tiết kiệm được chi phí do bột nhôm có thể tái sử dụng.
- Bề mặt sản phẩm nhôm được phủ sơn tĩnh điện cho nên giúp chống oxy hóa, chống ăn mòn, bảo vệ kim loại được tốt hơn.
- Sơn tĩnh điện giúp các sản phẩm nhôm thêm đa dạng màu sắc, tăng tính thẩm mỹ, phù hợp với nhiều công trình khác nhau.
- Các sản phẩm sơn tĩnh điện không độc hại như sử dụng phương pháp sơn truyền thống.
- Giúp sản phẩm kháng tia UV, chống phai màu, chống trầy xước, độ bóng được lâu bền.
- Bề mặt nhôm sơn tĩnh điện trơn mịn, do vậy việc vệ sinh nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Quy trình sơn tĩnh điện cho nhôm như thế nào?
Sơn tĩnh điện cho nhôm trải qua quy trình 5 bước cơ bản bao gồm:
- Bước 1: Xử lý bề mặt nhôm qua bể chứa hóa chất với mục đích làm sạch bụi bẩn, rỉ sét, dầu mỡ trên nhôm, giúp tăng khả năng bám dính của lớp sơn tĩnh điện tốt hơn.
- Bước 2: Nhúng nhôm vào crom để tạo lớp phủ, giúp tăng độ bám dính giữa kim loại và màng sơn. Bể hóa chất crom có thể xây bằng inox, bê tông hoặc phủ nhựa composite…
- Bước 3: Làm khô. Toàn bộ sản phẩm nhôm sau khi làm sạch, nhúng crom sẽ được làm khô bằng hơi nước.
- Bước 4: Phun sơn. Do đặc tính của sơn tĩnh điện là dạng sơn bột nên độ bám dính của sơn lên bề mặt kim loại dựa trên lực tĩnh điện. Khi sử dụng súng phun, bột sơn được trải đều trên bề mặt sản phẩm. Quy trình phun sơn tĩnh điện này được thực hiện trong buồng phun sơn được điều khiển tự động bằng máy tính.
- Bước 5: Sấy khô, nhôm sau khi phun sơn sẽ được chuyển vào buồng sấy nhiệt độ 85 – 200 độ C.
Những điều cần lưu ý khi sơn tĩnh điện nhôm
Ngoài việc cần tuân thủ 5 bước quy trình sơn tĩnh điện cho nhôm như đã nêu bên trên bài viết thì chúng ta cũng cần lưu ý một số điều như sau:
- Tiêu chuẩn về buồng chứa bột: Buồng chứa phải được thiết kế với kích thước các cửa ra vào phù hợp và thông thoáng khí nhưng không quá mạnh khiến quá trình lắng đọng và lưu giữ bột bị gián đoạn.
- Sử dụng bột lớp: Một số hiện tượng như bong bóng khí, da sần xuất hiện trong quá trình photphat hóa có thể ảnh hưởng đến thành phẩm, do đó cần phải lưu ý khi dùng bột lớp polyester.
- Sử dụng bột Epoxy: Loại bột này giúp tăng khả năng kháng ăn mòn cho sản phẩm vô cùng tốt.
- Kiểm tra thiết bị phun sơn thường xuyên: Chỉ với khoảng 5 – 10 phút kiểm tra là bạn đảm bảo được chất lượng thành phẩm, đồng thời đảm bảo an toàn lao động cho thợ gia công.
Quang Sáng – Nhận sơn tĩnh điện cho nhôm chất lượng hàng đầu
Quang Sáng là xưởng cơ khí uy tín chuyên nhận làm cửa nhôm, cổng nhôm, hàng rào, lan can nhôm… mang đến những sản phẩm chất lượng tốt nhất đến khách hàng. Chúng tôi nhận sơn tĩnh điện cho tất cả các sản phẩm trên nhờ ứng dụng máy móc hiện đại: sung phun sơn, lò sấy…
Toàn bộ sản phẩm phun sơn tĩnh điện trước khi xuất xưởng đều được kiểm tra qua nhiều bước, nhiều tiêu chuẩn khác nhau:
- Kiểm tra bề mặt sơn, chất lượng sơn theo cách đo độ dày sơn.
- Kiểm tra độ bám dính bề mặt sơn tĩnh điện.
- Kiểm tra độ va đập của lớp bám dính màng sơn
- Kiểm tra độ dẻo của màng sơn theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 1519 để đảm bảo bề mặt sơn không bị rạn, nứt, bong tróc khi bị uốn cong.
Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách liên hệ đến Quang Sáng qua địa chỉ sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG QUANG SÁNG
Địa chỉ: Số 26, ngách 110/66, ngõ 110 Nam Dư, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 091.464.90.38
Email: Cokhiquangsang@gmail.com