Nhôm có lưỡng tính không? Nhôm có tính chất gì?

Nhôm có lưỡng tính không? Nhôm có tính chất gì?
Đánh giá post

Trong bài viết chúng ta sẽ cùng tìm lời giải đáp cho thắc mắc nhôm có lưỡng tính không? Tính chất vật lý và tính chất hóa học của nhôm là gì? Tìm hiểu ngay!

Xem thêm: 

Nhôm có lưỡng tính không?

Nhôm là một nguyên tố hóa học có trong bảng tuần hoàn nguyên tố, ký hiệu là Al, nguyên tử khối là 27. Đối với câu hỏi nhôm có lưỡng tính không thì câu trả lời là có. Nhôm được biết đến là kim loại lưỡng tính bởi nó vừa tác dụng với bazơ, vừa tác dụng với dung dịch axit gây ra phản ứng trung hòa.

Nhôm có lưỡng tính không? Nhôm có tính chất gì?

Ta có thể lấy ví dụ như:

  • Nhôm tác dụng với dung dịch axit

Nhôm có thể phản ứng với một số dung dịch axit như H2SO4, HCl và giải phóng H2. Ta có phương trình: 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2. Chú ý rằng nhôm sẽ không tác dụng với H2SO4 và HNO3 ở dạng nguội hoặc đặc.

  • Nhôm tác dụng với bazơ

Al + NaOH + 3H2O → Na[(Al(OH)4] + 3/2 H2↑

Phương trình ion thu gọn:

Al + OH- + 3H2O → [(Al(OH)4]- + 3/2 H2↑

Với chương trình cơ bản có thể viết:

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2↑

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Nhôm có lưỡng tính không? Nhôm có tính chất gì?

Nhôm có tính chất gì?

Nhôm nói riêng và các kim loại khác nói chung đều có tính chất vật lý và tính chất hóa học, cụ thể:

Tính chất vật lý

Nhôm có màu bạc trắng, ánh kim nhẹ, tồn tại thể rắn. Nhiệt độ nóng chảy của kim loại này là 660 độ C. Nhôm nhẹ, dẻo, dễ dàng cán mỏng hoặc cán thành sợi tùy theo mục đích, nhu cầu sử dụng. Khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt của nhôm rất tốt. Trọng lượng của nhôm nhẹ, khoảng 2.7g/m3, nhẹ chỉ bằng 1/3 so với thép.

Tính chất hóa học

Ngoài tác dụng với dung dịch axit và bazơ như đã nêu phía trên bài viết, nhôm còn có một số tính chất hóa học khác như sau;

  • Nhôm tác dụng với phi kim

Nhôm tác dụng với oxi tạo ra oxit. Ta thực hiện thí nghiệm rắc bột nhôm lên bên trên ngọn lửa đèn cồn, sẽ thấy bột nhôm cháy sáng rồi tạo thành chất rắn màu trắng. Phương trình hóa học được tạo thành như sau: (4Al + 3O2 → 2 Al2O3.). 

Ngoài ra kim loại này cũng phản ứng với Cl2, S để tạo thành muối như AlCl3, Al2S3

  • Nhôm tác dụng với dung dịch muối

Thực hiện cho dây nhôm vào dung dịch đồng CuCl2, ta sẽ thấy bên ngoài dây nhôm bám chất rắn màu đỏ. Tiếp đến nhôm tan dần, màu xanh của dung dịch cũng nhạt dần. Như vậy có thể khẳng định nhôm có tác dụng lấy đồng ra khỏi dung dịch CuCl2.

Phương trình hóa học như sau: 2A + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu

Ngoài CuCl2, kim loại nhôm còn có khả năng phản ứng với nhiều dung dịch muối của những kim loại hoạt động hóa học yếu hơn, tạo ra muối nhôm và một kim loại mới. Ví dụ như nhôm có thể phản ứng với dung dịch AgNO3.

  • Phản ứng nhiệt nhôm

Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học tỏa nhiệt trong đó kim loại nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao. Nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa nguyên tố oxit sắt III và nhôm: Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3

Quy trình điều chế nhôm công nghiệp

Để điều chế nhôm công nghiệp, hiện nay phương pháp được áp dụng chủ yếu đó là điện phân nóng chảy. Nguyên nhân bởi ở trong môi trường tự nhiên thì nhôm sẽ tồn tại ở dạng nhôm oxit, do đó điện phân nóng chảy sẽ mang lại hiệu quả tối ưu. Người ta sẽ tiến hành lấy quặng boxit Al2O3 để thực hiện điện phân nóng chảy thông qua 2 bước:

Bước 1: Tinh chế quặng boxit

Ở bước này sẽ cần làm sạch quặng boxit bởi nếu không nhôm thành phẩm sẽ chứa lẫn nhiều tạp chất, khiến nhôm bị ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học.

Theo đó quặng boxit sẽ được nhúng vào dung dịch xút nóng theo công thức:

  • 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H­2O
  • 2NaOH + SiO2 → Na2SiO3 + H2O

Tiếp theo là thực hiện sục khí CO2 dư vào dung dịch:

  • NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3
  • NaOH + CO2 → NaHCO3

Thực hiện lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ 9000C để thu được oxit nhôm tinh khiết:

2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

Bước 2: Điện phân nóng chảy Al2O3

Ở bước 1, ta đã thu được nhôm oxit tinh khiết là Al2O3, tiếp đến thực hiện điện phân nóng chảy Al2O3 cùng với Na3AlF6. Việc này có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của nhôm oxit từ 2050 độ C xuống còn 9000 độ C, tạo lớp bảo vệ ngăn ngừa O2 phản ứng với Al nóng chảy:

2Al2O3 → (nhiệt độ) 4Al + 3O­2

Như vậy thông qua bài viết, bạn đã được giải đáp thắc mắc nhôm có lưỡng tính không rồi phải không nào. Ngày nay, nhôm là một trong những vật liệu cực kỳ quan trọng ứng dụng vào mọi mặt đời sống: y tế, giao thông, điện tử, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng gia dụng… góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Mọi thông tin cần được tư vấn, hỗ trợ, quý khách liên hệ ngay đến địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG QUANG SÁNG

Địa chỉ: Số 26, ngách 110/66, ngõ 110 Nam Dư, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 091.464.90.38

Email: Cokhiquangsang@gmail.com