Chúng ta thường nghe sắt sơn tĩnh điện, inox sơn tĩnh điện… mà hiếm khi nghe thấy gỗ sơn tĩnh điện. Vậy gỗ có sơn tĩnh điện được không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc câu hỏi này qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé!
Xem thêm:
Nhôm có sơn tĩnh điện được không? Tác dụng khi sơn tĩnh điện cho nhôm
Nhựa có sơn tĩnh điện được không? Quy trình sơn?
Tìm hiểu inox có sơn tĩnh điện được không? Có bền không?
Thế nào là sơn tĩnh điện?
Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi gỗ có sơn tĩnh điện được không thì ta cùng xem công nghệ sơn tĩnh điện là gì nhé! Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn phủ hiện đại, ra đời vào những năm 1960 thế kỷ XX. Công nghệ này lớp sơn sẽ được phun qua súng, phủ lên bề mặt sản phẩm với mục đích trang trí, chống ăn mòn, trầy xước, phai màu bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, độ ẩm, hóa chất.
Quá trình sơn tĩnh điện sử dụng bột khô thân thiện môi trường, không gây ô nhiễm bởi sơn dư thừa đều được thu lại và tái sử dụng.
Gỗ có sơn tĩnh điện được không?
Thông thường chúng ta nghe đến sắt sơn tĩnh điện, inox sơn tĩnh điện mà hiếm khi nghe thấy cụm từ gỗ sơn tĩnh điện. Do vậy rất nhiều người băn khoăn thắc mắc không biết gỗ có sơn tĩnh điện được hay không. Câu trả lời là Có, gỗ hoàn toàn có thể sơn tĩnh điện. Với các loại vật liệu không chịu được nhiệt độ cao như gỗ hay nhựa thì sẽ sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sơn sử dụng dung môi). Còn đối với các vật liệu chịu được nhiệt độ cao như kim loại sắt, thép, inox thì sẽ sơn tĩnh điện khô (bột sơn). Bạn cần chú ý điều này để đạt hiệu quả sơn được tốt nhất.
Ứng dụng sơn tĩnh điện gỗ
Sơn tĩnh điện thường được ứng dụng sơn cho các sản phẩm nội thất gỗ làm từ gỗ công nghiệp MDF. Gỗ MDF là một loại gỗ công nghiệp có thành phần cấu tạo từ các bột sợi gỗ nhỏ (75%), chất kết dính (10-15%) và dưới 1% là các chất phụ gia khác như chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc, chống trầy xước), paraffin wax, bột độn vô cơ. Gỗ MDF thường được sử dụng làm nội thất, mang lại một không gian nhà ở hiện đại. Được chia thành 2 loại là gỗ MDF thường và gỗ MDF chống ẩm.
Nhờ độ rỗng thấp, bề mặt đồng nhất, độ ẩm phù hợp mà loại gỗ này rất phù hợp để ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện ướt. Ngày nay các nội thất như bàn ghế, tủ ngăn kéo, cửa ra vào, kệ trưng bày, tủ bếp… đa phần đều làm từ chất liệu gỗ MDF. Đa phần các thương hiệu sản xuất nội thất gần đây có xu hướng chuyển từ nội thất hình chữ nhật, vuông góc cạnh sang các góc tròn để dây điện đưa vào dễ dàng. Sơn tĩnh điện có thể dễ dàng sử dụng trên hình tròn trong khi các kỹ thuật cán mỏng truyền thống khác không thể làm được.
Ưu điểm khi sơn tĩnh điện cho gỗ
Sản phẩm gỗ được sơn tĩnh điện ướt thì toàn bộ bề mặt sẽ được phủ lớp sơn đồng đều, độ bóng cao. Sản phẩm qua đó sẽ được bảo vệ tối ưu, hạn chế mối mọt, móp, sứt mẻ, co ngót, phai màu, bong tróc do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Màu sắc các đồ nội thất cũng đa dạng và phong phú hơn rất nhiều, khả năng chịu nhiệt tốt hơn hẳn so với lúc chưa được sơn tĩnh điện.
Khi sơn tĩnh điện cho gỗ thì các đơn vị sản xuất sẽ không cần phải sơn lót, chỉ cần sơn 1 lớp hoàn thiện là được. Chi phí nhờ đó cũng được giảm thiểu khá nhiều.
Quy trình sơn tĩnh điện cho gỗ như thế nào?
Như đã phân tích ở trên, nếu được hỏi gỗ có sơn tĩnh điện được không thì câu trả lời là Có. Quy trình sơn tĩnh điện ở gỗ sẽ thực hiện qua những bước cơ bản như sau:
Trước khi được sơn tĩnh điện cho gỗ thì sản phẩm gỗ cần phải được làm sạch bề mặt ở hệ thống bể hóa chất xử lý chuyên dụng. Một số bộ phận gỗ có thể được yêu cầu chà nhám mục đích làm sạch bằng khí nén để loại bỏ các chất bẩn trên bề mặt. Để tăng cường sức hút khi sơn tĩnh điện, có thể làm giải pháp phun cung cấp một bề mặt dẫn điện trên gỗ.
Sau khi làm sạch thì gỗ được chuyển qua bộ phận lò sấy, tại đây thì người công nhân sẽ mở lò sấy và đưa sản phẩm vào sấy khô ở nhiệt độ thích hợp, thông thường nhiệt độ sấy phù hợp với các sản phẩm gỗ dao động từ 75 – 80 độ C. Nếu không sấy bằng lò thì bạn cũng có thể phơi nắng sản phẩm để giúp bề mặt gỗ được khô ráo.
Khi sản phẩm sấy khô xong sẽ được tiến hành phun sơn tĩnh điện ở buồng phun sơn. Quá trình phun sơn có thể được diễn ra hoàn toàn tự động hoặc có thể sẽ được người thợ sơn sử dụng súng phun sơn tĩnh điện và phủ sơn lên bề mặt sản phẩm.
Cuối cùng là quy trình sấy khô cho lớp sơn với nhiệt độ và khoảng thời gian thích hợp. Lò sấy sẽ được cài tự động khi đảm bảo rằng lớp sơn đã được sấy khô hoàn toàn trong khoảng thời gian đó thì hệ thống sẽ phát ra tín hiệu. Như vậy người thợ tiếp đến chỉ cần đưa sản phẩm ra và tiến hành kiểm tra liệu sản phẩm đã đạt đúng tiêu chuẩn hay chưa.
Thắc mắc gỗ có sơn tĩnh điện được không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết qua bài viết. Nhìn chung công nghệ sơn tĩnh điện đã mang đến nhiều bước tiến vượt bậc trong ngành sản xuất nội thất, đồ gỗ, giúp các sản phẩm bền, đẹp hơn rất nhiều.