Công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi và phổ biến bởi nó giúp các sản phẩm được bền đẹp, chống oxy hóa, mài mòn, han gỉ theo thời gian. Bảng giá sơn tĩnh điện bao nhiêu tiền 1m2 hoặc giá sơn tĩnh điện theo kg sẽ được cập nhật đầy đủ trong bài viết sau.
Xem thêm:
Gỗ có sơn tĩnh điện được không? Ưu điểm sơn tĩnh điện gỗ?
Nhôm có sơn tĩnh điện được không? Tác dụng khi sơn tĩnh điện cho nhôm
Nhựa có sơn tĩnh điện được không? Quy trình sơn?
Sơn tĩnh điện là gì, phân loại sơn tĩnh điện?
Sơn tĩnh điện là một loại sơn phun điện tử trên bề mặt kim loại để tạo ra một lớp phủ bảo vệ và trang trí. Quá trình sơn tĩnh điện áp dụng dòng điện và trường điện để hút các hạt sơn lên bề mặt kim loại và tạo ra một lớp phủ đồng nhất và bền bỉ. Sơn tĩnh điện được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp để tạo ra một bề mặt kim loại đẹp và bảo vệ chống ăn mòn, oxy hóa và va đập.
Sơn tĩnh điện được phân làm 2 loại chính bao gồm vật liệu nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo.
- Nhựa nhiệt dẻo: Có khả năng đông kết bằng nhiệt nhiều lần, có tính dẻo, chịu va đập tốt, không bị đứt gãy, khả năng kháng hóa chất cực tốt.
- Vật liệu nhiệt rắn: Các cấu trúc phân tử được liên kết chéo khi đóng rắn, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.
Sơn tĩnh điện sơn lên được những vật liệu nào?
Gần như tất cả các vật liệu đều có thể sử dụng để sơn tĩnh điện, bao gồm: thép, sắt, đồng, kẽm, nhôm, nhựa, kính, gốc công nghiệp, thủy tinh… Tùy vào mỗi vật liệu khác nhau mà quy trình sơn, điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình sơn sẽ có sự thay đổi phù hợp.
Ưu nhược điểm của sơn tĩnh điện
Trước khi tìm hiểu sơn tĩnh điện giá bao nhiêu 1m2 hoặc giá tính theo kg thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điểm mạnh – yếu của sơn tĩnh điện. Cụ thể:
Ưu điểm khi sơn tĩnh điện
- Trong sơn tĩnh điện không chứa dung môi, do đó quá trình sơn sẽ giảm thiểu độc hại và thân thiện với môi trường, không cần hệ thống hút khói hoặc kiểm soát ô nhiễm đắt đỏ, tốn kém.
- Quá trình sơn tĩnh điện giúp tiết kiệm sơn hơn so với phương thức sơn truyền thống, bột sơn có thể thu lại và tái sử dụng ở những lần tiếp theo.
- Quy trình sơn tĩnh điện đơn giản, không phức tạp, bề mặt sơn được mịn láng, không bị đốm hay sọc, rộp như sơn truyền thống.
- Sơn tĩnh điện bề mặt sản phẩm đẹp, ngoài ra giúp sản phẩm chống được han gỉ, mài mòn, bong tróc hiệu quả, nâng cao tuổi thọ sử dụng cho sản phẩm.
Nhược điểm khi sơn tĩnh điện
Bên cạnh những ưu điểm trên thì sơn tĩnh điện cũng tồn tại một số điểm yếu nhất định:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: đây là công nghệ sơn tiên tiến, hiện đại, sử dụng súng phun sơn, bộ nguồn nén khí do vậy chi phí đầu tư ban đầu sẽ lớn hơn nhiều so với phương thức sơn truyền thống.
- Khó thay đổi màu sắc: Sơn tĩnh điện bám rất chắc, một khi sơn lên sẽ không thể thay đổi được. Vì vậy hầu như không thể pha màu hoặc thay đổi màu sơn sau khi đã phun sơn.
- Người sơn cần được đào tạo bài bản mới có thể sơn thành thục, đạt yêu cầu chứ không phải ai cũng có thể sơn tĩnh điện được.
Những ứng dụng quan trọng của sơn tĩnh điện
Bên cạnh thắc mắc sơn tĩnh điện giá bao nhiêu 1m2, giá sơn tĩnh điện theo kg là bao nhiêu thì mọi người còn rất quan tâm đến các ứng dụng phổ biến của sơn tĩnh điện, cụ thể:
- Sơn tĩnh điện dùng nhiều trong ngành mạ hoặc sơn sản phẩm kim loại trên các bề mặt máy bay, tủ lạnh, ô tô, xe máy, quạt điện…
- Phun gỗ thủ công mỹ nghệ.
- Sơn cổng sắt, cửa sắt, hàng rào – lan can ban công – lan can cầu thang sắt.
- Sơn tĩnh điện cho kệ sắt, tủ sắt
Báo giá sơn tĩnh điện cập nhật mới nhất 2024
Khách hàng ngày càng yêu cầu cao về chất lượng các sản phẩm, ai cũng muốn sản phẩm mình được bền đẹp, tuổi thọ lâu dài. Nhu cầu sơn tĩnh điện cho các sản phẩm, thiết bị vì thế cũng tăng cao không ngừng.
Giá sơn tĩnh điện bao nhiêu 1m2?
Đơn giá sơn tĩnh điện theo m2 hiện phổ biến nhất, theo đó sơn tĩnh điện trên vật liệu sắt thép giá dao động trong khoảng 120 – 200 nghìn đồng/m2. Nếu sơn tĩnh điện trên bề mặt nhôm giá thành sẽ dao động từ 140 – 220 nghìn đồng/m2…
STT | Mặt hàng | Đơn vị tính | Báo giá (vnđ)
(Giá chưa bao gồm VAT và phí vận chuyển) |
1 | Cửa cổng | M2 | 140.000 |
2 | Khung CNC dưới 5mm | M2 | 150.000 |
3 | Cửa có chỉ | M2 | 110.000 |
4 | Cửa kính suốt | M2 | 75.000 |
5 | Khung bao cửa | M2 | 80.000 |
6 | Khung bảo vệ vuông 30 trở xuống | M2 | 90.000 |
7 | Khung bảo vệ vuông 30 trở lên | M2 | 110.000 |
8 | Sắt hộp vuông 40 trở lên | M2 | 65.000 |
9 | Sắt hộp vuông 25-30 | M2 | 90.000 |
10 | Sắt hộp vuông 20 trở xuống | M2 | 120.000 |
11 | Khung sắt hộp vuông 40 trở lên | M2 | 90.000 |
12 | Khung sắt hộp vuông 30 trở xuống | M2 | 130.000 |
13 | Tủ điện và máng điện | M2 | 40.000 |
14 | Tủ điện và máng điện | M2 | 50.000 |
Giá sơn tĩnh điện theo kg là bao nhiêu?
Giá sơn tĩnh điện vật liệu sắt thép giá sẽ dao động từ 6 – 8 nghìn đồng/kg. Nếu sơn tĩnh điện vật liệu nhôm thì giá sẽ dao động trong khoảng 10 – 15 nghìn đồng/kg. Sử dụng sơn tĩnh điện nhập khẩu cao cấp thì giá sẽ từ 8 – 12 nghìn đồng/kg. Các loại sơn sử dụng phổ biến hiện nay đó là Tiger, Jotun Paint…
TT | Mặt hàng | Đơn vị tính | Báo giá (vnđ)
(Giá chưa bao gồm VAT và phí vận chuyển) |
1 | Tole từ 0.5 mm đến 1 mm | kg | 11.500 |
2 | Tole từ 1.2mm đến 1.4 mm | kg | 8.000 |
3 | Tole từ 1.8mm đến 2 mm | kg | 7.500 |
4 | Tole từ 2mm đến 3 mm | kg | 6.500 |
5 | Tole trên 3 mm | kg | 5.500 |
6 | Nhôm từ 1.2mm đến 2mm | kg | 25.000 |
7 | Nhôm trên 2mm | kg | 20.000 |
8 | Nhôm nẹp và nhôm dưới 1mm | kg | 60.000 |
9 | Khung CNC trên 5mm | kg | 7.500 |
10 | Cửa cổng | kg | 6.000 |
Quang Sáng – Nhận sơn tĩnh điện giá rẻ Hà Nội
Tại Hà Nội nếu có nhu cầu sơn tĩnh điện cho cửa sắt, cổng sắt, hàng rào, lan can hay bất cứ sản phẩm nào làm từ sắt, nhôm… thì khách hàng hoàn toàn có thể liên hệ đến Xưởng cơ khí Quang Sáng để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi đầu tư máy móc phun sơn tĩnh điện hiện đại, nhân lực có tay nghề cao giúp sản phẩm của bạn hoàn thiện và bền đẹp nhất. Bảng giá sơn tĩnh điện Quang Sáng đưa ra cạnh tranh, giúp khách hàng tối ưu chi phí.
Mọi thông tin cần được tư vấn, quý khách liên hệ tới:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG QUANG SÁNG
Địa chỉ: Số 26, ngách 110/66, ngõ 110 Nam Dư, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 091.464.90.38
Email: Cokhiquangsang@gmail.com