Nhôm có dẫn điện không? Có tác dụng với nước không?

Nhôm có dẫn điện không? Có tác dụng với nước không?
Đánh giá post

Các thắc mắc nhôm có dẫn điện không, nhôm có tác dụng với nước không được khá nhiều bạn đọc quan tâm. Cùng tìm đáp án chính xác qua bài viết sau đây nhé!

Xem thêm: 

Nhôm 6063 là gì? Giá nhôm 6063 bao nhiêu tiền 1kg?

Nhôm 6061 là gì? Giá nhôm 6061 bao nhiêu tiền 1kg?

Nhôm 5052 là gì? Nhôm 5052 và 6061 có gì khác nhau?

Thông tin chung về nhôm

Nhôm có tên tiếng Pháp là aluminium là nguyên tố ký hiệu Al, nguyên tử bằng 13. Kim loại này mang màu sắc trắng ánh bạc, nhẹ, tính dẫn nhiệt tốt. Ưu điểm của nhôm là không độc và khả năng chống mài mòn cao.

Trong điều kiện môi trường tự nhiên thì khó có thể tìm được nhôm nguyên chất. Thông thường khi khai thác quặng nhôm, ta sẽ thấy chúng kết hợp với oxygen và nguyên tố khác. 

Nhôm được ứng dụng rộng rãi để làm cửa, cổng, hàng rào, đồ gia dụng, chi tiết máy móc, thiết  bị…

Nhôm có dẫn điện không? Có tác dụng với nước không?

Nhôm có dẫn điện không?

Nhôm dẫn điện tốt hơn đồng? Nhôm dẫn điện tốt hơn vàng? Đây là những thắc mắc không ít bạn đọc quan tâm. Thực tế thì nhôm từ lâu đã được biết đến là kim loại có khả năng dẫn điện tốt, khả năng dẫn điện của kim loại này xếp ở vị trí thứ 4, chỉ sau vàng, bạc, đồng. Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt. 

Trong trường hợp làm dây dẫn thì người ta sẽ chọn đồng thay vì nhôm/bạc/vàng… bởi đồng có giá thành rẻ nhất, khả năng dẫn điện lại tốt hơn nhôm. Thế nhưng đối với các đường dây dẫn điện cao thế thì người ta lại ưu tiên chọn nhôm bởi trọng lượng nhôm nhẹ hơn đồng (một dây dẫn bằng đồng nặng gấp rưỡi một dây dẫn nhôm tương đương), hạn chế gây áp lực tải trọng lên cột điện, giảm rủi ro gãy đổ khi mưa bão, gió giật… 

Về cơ bản, nhôm cùng các hợp chất của nó đều mang tính dẫn điện. Giai đoạn chiến tranh, nhôm đã được ứng dụng vào làm các lưới điện. Ứng dụng để cung cấp nguồn điện cho các doanh trại và đặc biệt làm công cụ chiến tranh tiêu diệt kẻ địch. Thế nhưng mức độ dẫn điện sẽ chịu ảnh hưởng của lớp bọc bên ngoài. Lớp này được gọi là lớp oxit của nhôm, hình thành trong quá trình tự nhiên, có tác dụng bảo vệ nhôm được tốt, chống ăn mòn hiệu quả… Lớp oxit này thường không dẫn điện, trường hợp muốn lấy nhôm làm chất dẫn điện thì cần tiến hành xử lý tách bỏ hoàn toàn lớp oxit này, không để nhôm tiếp xúc với môi trường tự nhiên.

Nếu ứng dụng nhôm để làm khung cửa sổ, rào, cổng… (các vật dụng tiếp xúc thường xuyên với con người) thì nên được sơn tĩnh điện phủ bên ngoài. Lớp sơn này vừa mang công dụng trang trí, lại hạn chế tình trạng tích điện, dẫn điện, gây tiềm ẩn nguy hiểm đến người dùng.

Nhôm có dẫn điện không? Có tác dụng với nước không?

Nhôm có tác dụng với nước không?

Do có lớp oxit bảo vệ bên ngoài, do vậy các vật dụng bằng nhôm hoàn toàn không tác dụng với nước (H20) trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu như chúng ta loại bỏ lớp oxit bên ngoài của nhôm thì nhôm sẽ khử được nước ở nhiệt độ thường thế nhưng phản ứng này sẽ mau sớm kết thúc bởi nó sẽ tạo kết tủa Al(OH)3.

Nhôm là một kim loại lưỡng tính là chất vừa có khả năng tác dụng với dung dịch axit, vừa có khả năng tác dụng với bazơ. Ví dụ:

  • Tác dụng với dung dịch kiềm

Al + NaOH + 3H2O → Na[(Al(OH)4] + 3/2 H2↑

  • Phương trình ion thu gọn:

Al + OH- + 3H2O → [(Al(OH)4]- + 3/2 H2↑

Nhôm có dẫn điện không? Có tác dụng với nước không?

Các tính chất khác của nhôm

Ở phía trên bài viết, chúng ta đã được giải đáp thắc mắc nhôm có dẫn điện không, nhôm có tác dụng với nước không. Bên cạnh những tính chất trên thì nhôm còn có một số tính chất khác như sau:

Nhôm phản ứng với phi kim

Khi phản ứng với oxy, nhôm sẽ tạo thành oxit. Ngoài ra nhôm còn phản ứng với Clo, lưu huỳnh để tạo thành muối.

Với oxy: Người ta sẽ thực hiện thí nghiệm bằng cách rắc bột nhôm trên phía ngọn lửa đèn cồn, lúc này nhôm sẽ cháy sáng và tạo ra chất rắn màu trắng, đó chính là Al2O3. Ta sẽ có phương trình như sau: 4Al + 3O2 → 2 Al2O3.

Ở nhiệt độ thường, nhôm cũng phản ứng với oxy để tạo nên một lớp Al2Omỏng. Lớp oxit này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đồ vật bằng nhôm được bền bỉ, không tác dụng với oxy trong nước và không khí.

Với phi kim khác: Nhôm phản ứng với Clo, Lưu huỳnh tạo thành muối AlCl3, Al2S3. Ta có phương trình hóa học như sau: 2Al (rắn màu trắng) + 3Cl2 (khí màu vàng lục) → 2AlCl3 (rắn màu trắng).

Nhôm phản ứng với axit dung dịch

Nhôm có thể phản ứng với một số dung dịch axit như H2SO4, HCl và giải phóng H2. Ta có phương trình: 2Al + 6HCl -> 2AlCl3 + 3H2. Chú ý rằng nhôm sẽ không tác dụng với H2SO4 và HNO3 ở dạng nguội hoặc đặc.

Nhôm phản ứng với dung dịch muối

Người ta cho 1 dây nhôm vào dung dịch đồng (II) clorua (CuCl2). Xuất hiện hiện tượng chất rắn màu đỏ bám ngoài dây nhôm. Nhôm tan dần và màu xanh của dung dịch nhạt màu dần. Như vậy, nhôm có khả năng đẩy đồng ra khỏi dung dịch đồng (II) clorua.

Thắc mắc nhôm có dẫn điện không, nhôm có tác dụng với nước không đã được giải đáp chi tiết qua bài viết. Nhìn chung nhôm là kim loại phổ biến có tính ứng dụng thực tiễn đối với cuộc sống, giúp mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế.