Sơn tĩnh điện bao gồm sơn tĩnh điện ướt và khô, có thể sơn trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau như nhựa, kim loại (sắt, thép, nhôm…), thủy tinh, gỗ… Nguyên lý sơn tĩnh điện chi tiết sẽ được chia sẻ cụ thể trong bài viết.
Xem thêm:
Bạn có biết sơn tĩnh điện bao nhiêu tiền 1m2, 1 kg?
Gỗ có sơn tĩnh điện được không? Ưu điểm sơn tĩnh điện gỗ?
Nhôm có sơn tĩnh điện được không? Tác dụng khi sơn tĩnh điện cho nhôm
Nguyên lý sơn tĩnh điện cơ bản hiện nay
Ngày nay sơn tĩnh điện trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên vẫn nhiều người không hiểu sơn tĩnh điện là gì và nguyên lý hoạt động ra sao. Cùng tìm hiểu ngay!
Đôi nét về công nghệ sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện trong tiếng anh là Electro Static Power Technology – là công nghệ sơn hiện đại nhất hiện nay có nguồn gốc ra đời từ năm 1950 bởi tiến sĩ Erwin. Có 2 dạng sơn tĩnh điện chính bao gồm sơn tĩnh điện dạng bột (khô) và sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi).
- Sơn tĩnh điện dạng bột: sẽ được phun bột trực tiếp lên bề mặt vật liệu, không cần pha thêm bất cứ hóa chất, phụ gia nào khác. Thường sơn cho các vật liệu kim loại như nhôm, thép, sắt, inox…
- Sơn tĩnh điện dạng ướt: sẽ thực hiện pha bột sơn với nước hoặc dung môi để sơn lên bề mặt vật liệu gỗ, nhựa…
Trong 2 công nghệ trên thì sơn tĩnh điện dạng bột vẫn được sử dụng nhiều hơn bởi lượng bột thu lại sau khi phun sơn có thể thu hồi và tái chế lên tới 90%, độ phủ phun sơn dạng bột cũng tốt hơn so với sơn tĩnh điện dạng ướt.
Nguyên lý sơn tĩnh điện chi tiết
Khi sơn tĩnh điện, người ta sẽ sử dụng bộ súng phun sơn chuyên dụng. Lớp bột sơn khi đi qua chiếc súng này sẽ được làm nóng, mang trong mình điện tích dương (+) ở đầu kim phun. Bột sơn sẽ di chuyển theo hướng điện trường để tới vật liệu sơn mang trong mình điện tích âm (-). Dựa vào lực hút của các ion điện tích mà bột sơn bám chặt vào bề mặt vật liệu, có thể di chuyển vào hầu hết các “ngóc ngách”, khe hở bị khuất lấp.
Về cơ bản thì nguyên lý sơn tĩnh điện tương đối đơn giản với dụng cụ chính là súng phun tĩnh điện và bộ điều khiển tự động, ngoài ra sẽ có những thiết bị khác hỗ trợ như thiết bị thu hồi bột sơn, buồng phun sơn, buồng sấy, máy nén khí, máy tách ẩm khí nén, bồn chứa hóa chất…
Khi thực hiện sơn, bề mặt vật liệu cần làm nóng ở nhiệt độ cao với mục đích tránh để bột sơn bị khô trước khi chạm và tiếp xúc trực tiếp tới vật liệu phủ.
Quy trình sơn tĩnh điện bạn nên biết
Sau khi đã tìm hiểu nguyên lý sơn tĩnh điện xong thì ta sẽ cùng khám phá quy trình sơn tĩnh điện chuẩn chỉ sẽ thực hiện qua các bước cơ bản nào nhé!
Bước 1: Xử lý bề mặt vật liệu trước sơn
Muốn vật liệu có thể bám sơn tĩnh điện chắc chắn thì chúng ta cần thực hiện xử lý bề mặt của chúng trước. Các vật liệu trước khi sơn sẽ trải qua công đoạn loại bỏ dầu mỡ, rỉ sét, chất bẩn, bụi, tạp chất hữu cơ bằng hóa chất chuyên dụng: bể tẩy rỉ sét, bể tẩy dầu mỡ bể nước sách, bể phốt phát… Các bể này thông thường sẽ được làm bằng xi măng và bên ngoài phủ nhựa composite chống thấm chống ăn mòn. Sau khi xử lý bề mặt vật liệu xong thì sản phẩm sẽ được đem vào lò để sấy khô với nhiệt độ khoảng 120 độ C trong vòng 15 – 20 phút.
Bước 2: Phun sơn tĩnh điện
Quy trình sơn dựa theo nguyên lý sơn tĩnh điện đã được trình bày ở phần trên bài viết. Vật liệu được đưa vào buồng phun sơn. Các sản phẩm đều được treo lên băng tải và dùng khí nén để xịt sạch bề mặt vật liệu thêm một lần nữa. Súng sơn cần vuông góc với vật liệu sơn, khoảng cách từ súng đến vật sẽ khảng 10 – 15cm (phun tay) và 20 – 25cm (phun tự động). Đảm bảo tất cả các ngóc ngách của sản phẩm, vật liệu đều được sơn phủ toàn bộ.
Bước 3: Sấy sơn
Sản phẩm được sơn tĩnh điện xong được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 180 – 200 độ C trong 10 phút.
Bước 4: Kiểm tra, đóng gói
Nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra một lượt xem bề mặt sơn đã khô hoàn toàn chưa, có dấu hiệu lỗi gì không hay đã hoàn chỉnh. Nếu sản phẩm nào lỗi thì cần phân loại riêng trước thi đóng gói hoàn thiện.
Giải đáp thắc mắc thường gặp về sơn tĩnh điện
Dưới đây là những thắc mắc thường gặp nhất về sơn tĩnh điện mà nhiều khách hàng quan tâm:
Sơn tĩnh điện có cách điện không?
Các sản phẩm làm từ kim loại sắt, thép, inox… sau khi được sơn tĩnh điện đầy đủ, hoàn thiện khả năng cách điện được đánh giá là tương đối tốt. Tuy nhiên mặc dù vậy bạn vẫn cần hết sức chú ý trong quá trình sử dụng sản phẩm bởi vẫn có những trường hợp cách điện kém gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Sơn tĩnh điện có độc hại không?
Thành phần sơn tĩnh điện không gây độc hại với người sử dụng sản phẩm sau khi lớp sơn đã được sấy khô và bám chắc trên vật liệu. Tuy nhiên trong quá trình phun sơn thì sơn tĩnh điện chứa nhựa và chất độc hại, do đó người thực hiện phun sơn cần mặc đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.
Sơn tĩnh điện có sơn lại được không?
Tìm hiểu nguyên lý sơn tĩnh điện, ta biết rằng sơn tĩnh điện hoàn toàn có thể sơn lại được. Thường người ta sơn tĩnh điện lại trong các trường hợp như bề mặt sản phẩm sơn xuất hiện bong bóng, phồng rộp, dính bẫy không khí… Tuy nhiên nếu sơn tĩnh điện lại thì sẽ giảm chất lượng bề mặt sơn đôi chút so với sơn lần đầu tiên.
Sơn tĩnh điện bao lâu thì khô?
Các sản phẩm được sơn tĩnh điện xong sẽ được đưa vào lò sấy với nhiệt độ tối đa là 120 độ C. Và sẽ mất khoảng 15 – 20 phút để lớp sơn tĩnh điện được khô hoàn toàn. Khi sản phẩm, vật liệu sấy khô xong thì cần đặt ở nơi thoáng khí, khô ráo, tránh tiếp xúc với hóa chất và nước để đảm bảo độ bền cho sản phẩm.
Thông tin về nguyên lý sơn tĩnh điện đã được cập nhật đầy đủ trong bài viết. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác chưa rõ thì có thể liên hệ đến Xưởng cơ khí Quang Sáng để được giải đáp. Chúng tôi với hơn 20 năm kinh nghiệm sơn tĩnh điện cho hàng rào, cửa sắt, cổng, lan can, tủ, kệ… sẽ đem đến những chia sẻ hữu ích nhất! Vui lòng liên hệ đến:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG QUANG SÁNG
Địa chỉ: Số 26, ngách 110/66, ngõ 110 Nam Dư, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 091.464.90.38
Email: Cokhiquangsang@gmail.com