Inox là vật liệu dùng nhiều làm đồ gia dụng, cửa, cổng, hàng rào… Hiện nay có rất nhiều loại inox khác nhau như inox 201, 304, 316, 430… tùy vào điều kiện tài chính, nhu cầu mục đích sử dụng mà khách hàng sẽ lựa chọn cho mình loại inox phù hợp.
Xem thêm:
Inox xước tốt không? 7 loại inox xước phổ biến hiện nay
Inox 430 có bị gỉ không, nồi inox 430 có an toàn không?
Inox 316 là gì, có tốt không, giá bao nhiêu?
Inox là gì?
Inox tiếng anh là gì? Tên tiếng anh của inox là Stainless Steel. Inox là thép không gỉ – hợp kim của sắt. Thành phần inox thường bao gồm các kim loại và nguyên tố như Crom, mangan, niken, cacbon, nito, sắt… Sự kết hợp các kim loại, nguyên tố này giúp inox có độ bền, cứng cao, khó bị ăn mòn, han gỉ. Cụ thể:
- Sắt: là kim loại chủ đạo cấu tạo nên inox
- Cacbon: giúp inox chống lại sự ăn mòn
- Crom: Ngăn chặn quá trình oxy hóa, chống ăn mòn, gỉ sét.
- Niken: Tác dụng tăng độ dẻo dai và độ bền cho inox. Ngăn sự tấn công của axit.
- Nito: Làm từ tính của thép kém đi.
- Mangan: Giúp hợp kim khử oxy hóa.
- Molypden: Chống ăn mòn cục bộ, chống kẽ nứt…
Nguồn gốc ra đời của inox
Inox ra đời có nguồn gốc từ ông Harry Brearley (Anh) vào năm 1913. Ông đã chế tạo ra một loại thép có khả năng chịu mài mòn tốt bằng cách giảm hàm lượng cacbon và tăng hàm lượng crom lên. Tiếp đến hãng thép Krupp của Đức đã kế thừa sáng kiến của ông và cải tiến bằng việc thêm thành phần niken vào với mục đích chống ăn mòn, chống sự tác động của axit lên vật liệu.
Sang những năm 20 của thế kỷ XX, inox 201 và 304 ra đời, đến ngày nay inox đã phát triển với hơn 100 loại khác nhau.
Các đặc tính của inox
Một số đặc tính cơ bản của inox bao gồm:
- Chống ăn mòn tốt
- Khả năng chịu nhiệt cao.
- Có tính cơ học tốt, dễ gia công, tạo hình.
- Tính thẩm mỹ tốt với nhiều bề mặt inox xước, inox bóng, inox gương…
- Dễ vệ sinh và làm sạch
- Có thể tái chế mà không làm suy giảm chất lượng.
Các nhóm inox cơ bản
Các chuyên gia đã phân chia inox thành 4 nhóm chính gồm:
Inox được phân thành 4 nhóm chính với những đặc trưng riêng:
- Austenitic ( inox 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s…) đây là dòng inox có tính ứng dụng rộng rãi nhất. Các loại inox thuộc nhóm này chứa ít nhất 7% Niken, 16% Crom, 0.08% Carbon. Điểm mạnh của chúng đó là chịu nhiệt tốt, mềm dẻo, không nhiễm từ, chống ăn mòn cao, ứng dụng làm ống công nghiệp, bình chứa, đồ gia dụng, công nghiệp tàu thuyền…
- Ferritic (inox 430, 410, 409…) thành phần thường chứa từ 12 – 17% crom, hàm lượng cacbon thấp. Loại inox này sử dụng làm đồ nội thất, nồi hơi, đồ gia dụng…
- Duplex (LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA), loại inox này chứa hàm lượng niken thấp hơn nhóm Austenitic. Điểm mạnh của inox nhóm này là chịu lực cao, độ dẻo tốt, dùng nhiều trong công nghiệp chế tạo tàu thuyền, công nghiệp hóa dầu, sản xuất giấy…
- Martensitic chứa 11% – 13% Crom. Ưu điểm chịu lực cao và độ cứng tốt, khả năng chống oxy hóa tương đối. Ứng dụng để chế tạo lưỡi dao, cánh tuabin,…
Các loại inox sử dụng phổ biến và rộng rãi
Nếu như ở phần trên bài viết chúng ta đã nắm được các nhóm inox cơ bản thì ở phần này, ta sẽ tìm hiểu các loại inox sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể đó là inox 304, 201, 316, 430. Mỗi loại inox có sự khác nhau ở thành phần, tính chất, độ bền…
Inox 304
Loại inox này có tính ứng dụng cao và được khách hàng ưa chuộng nhất. Thành phần Crom trong inox 304 dao động từ 12 – 26%, còn lại là niken, silic, sắt… Khả năng chịu nhiệt của nó lên tới 925 độ C, phù hợp với nhiều phương pháp hàn khác nhau, không hoặc ít bị nhiễm từ, chống ăn mòn tốt.
Inox 316
Đây là dòng inox cao cấp, giá thành đắt hơn nhiều so với các inox 304, 430, 201. Kim loại này chịu được nhiệt 500 độ C, thích hợp với mọi phương pháp hàn, không bị nhiễm từ, khả năng chống han gỉ, ăn mòn cực cao, ngay cả trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất.
Inox 201
Nếu so sánh với inox 304 thì inox 201 chứa hàm lượng mangan cao hơn và hàm lượng niken thấp hơn, bởi vậy mà khả năng chống ăn mòn sẽ bị giảm đi đáng kể. Thường thì kim loại này sẽ chịu ăn mòn ở trong môi trường nhẹ, nếu tiếp xúc với muối hay axit thì dễ bị mài mòn. Khả năng chịu nhiệt của inox 201 là 1140 – 1232 độ C.
Inox 430
Loại inox này được đánh giá là có chất lượng thấp nhất trong các dòng inox kể trên. Khả năng chống ăn mòn của vật liệu này tương đối thấp, nếu để ở môi trường không thuận lợi thì inox 430 nhanh bị han gỉ, xỉn màu, hoen ố. Kim loại này nhiễm từ cao, hút nam châm, chịu được nhiệt độ từ 810 – 870 độ C.
Một số thắc mắc liên quan đến inox
Xoay quanh kim loại này có rất nhiều vấn đề mọi người quan tâm, cùng tìm hiểu ngay:
Inox có dẫn điện không?
Về cơ bản thì inox vẫn có tính dẫn điện, thế nhưng điện trở suất dao động từ 10 – 15% so với các dòng kim loại dẫn điện hoàn toàn, thế nên mức độ dẫn điện của inox rất thấp. Khả năng dẫn điện của kim loại này kém vài chục lần so với sắt, đồng, nhôm. Lý do khiến inox dẫn điện kém bởi thành phần trong nó chứa cacbon, niken, crom – có vai trò làm phá vỡ mạng tinh thể bền chặt.
Inox có hút nam châm không?
Tùy vào mỗi loại inox khác nhau thì mức độ hút nam châm sẽ có sự khác biệt. Trong 4 loại inox cơ bản liệt kê bên trên thì inox 316 sẽ không hút nam châm do không có từ tính, inox 304 không hoặc hút nhẹ, inox 201 hút nam châm yếu, còn inox 430 hút nam châm mạnh.
Inox có dẫn nhiệt không?
Việc inox dẫn nhiệt tốt hay kém sẽ dựa vào các thành phần hóa học, tinh thể và xử lý nhiệt trước đó của từng loại inox. So với nhiều vật liệu thì inox xếp vào hàng dẫn nhiệt khá tốt. Cộng thêm độ cứng cao, chống ăn mòn tốt, inox ứng dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp chịu nhiệt như làm bể chứa nhiên liệu, đường ống, sản xuất lò hơi.
Inox có phải kim loại không?
Có thể khẳng định rằng inox cũng nằm trong hệ thống kim loại tương tự như thép, nhôm, sắt, đồng bởi cấu tạo của chúng là sự kết hợp các thành phần cơ bản như nitơ, niken, crom…
Các thông tin cơ bản về inox đã được chia sẻ chi tiết trong bài viết. Nhìn chung inox là loại vật liệu tốt, bền nên được khách hàng vô cùng ưa chuộng.