Lắp đặt cổng sắt tự động thông minh có chức năng điều khiển từ xa là giải pháp tiện ích, đảm bảo an ninh cho nhiều công trình từ nhà ở dân dụng đến công ty, nhà máy, trung tâm thương mại… Giá làm cổng sắt tự động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như loại motor, kích thước – trọng lượng cổng…
Cổng sắt tự động là gì?
Cổng sắt tự động là cổng được làm từ chất liệu chủ đạo là sắt, có tích hợp hệ thống motor giúp người dùng có thể đóng/mở cửa bằng điều khiển từ xa, điện thoại thông minh, nút bấm hoặc cảm biến. Cổng hoạt động bằng điện hoặc pin dự phòng khi mất điện. Mẫu cổng này thường được tích hợp cảm biến chống va chạm, camera an ninh, khóa vân tay, mã hóa chống sao chép… để tăng cường bảo mật, tăng khả năng bảo vệ công trình khỏi các đối tượng xấu.
Tham khảo thêm: Nên làm cổng sắt hay inox? 5 điều bạn nhất định phải biết
Cấu tạo của cổng sắt tự động
1 bộ cổng sắt tự động điều khiển từ xa hoàn chỉnh sẽ bao gồm các bộ phận chính như sau:
- Cánh cổng sắt: Cánh cổng có thể thiết kế theo nhiều kiểu dáng, phương thức mở khác nhau như cổng trượt, cổng mở quay, cổng xếp gấp, cổng âm sàn. Cổng có thể làm từ sắt hộp hoặc sắt mỹ thuật, sắt tấm cắt CNC hoa văn.
- Motor cổng: Đây được coi là bộ phận quan trọng nhất của cổng sắt tự động, nó ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hoạt động đóng/mở cổng. Có 2 loại motor phổ biến gồm motor tay đòn (dùng cho cổng mở cánh truyền thống) và motor trượt (dùng cho cổng sắt trượt, cổng lùa). Motor có nhiều công suất khác nhau phụ thuộc vào kích thước, khối lượng cổng, nó giúp tạo lực kéo hoặc đẩy để cổng sắt tự động di chuyển mà không cần dùng sức người.
- Bộ điều khiển trung tâm: Cổng sắt tự động có bộ nhận tín hiệu trung tâm, nhận lệnh và gửi tín hiệu đến motor, do đó có thể hoạt động đóng mở theo mục đích sử dụng, nhu cầu của người sử dụng. Với mẫu cổng này, khách hàng có thể điều khiển bằng nút bấm tượng, cảm biến vân tat hoặc remote, điện thoại…
- Cảm biến an toàn: Gồm cảm biến chống kẹt và cảm biến từ/quang học. Cảm biến chống kẹt (cảm biến vật cản) sẽ giúp cổng tự động dừng lại hoặc đảo chiều nếu phát hiện vật cản. Cảm biến từ/quang học thường ứng dụng trong những hệ thống cổng lớn, cao cấp nhằm mục đích nhận diện người hoặc phương tiện ra vào.
- Remote và Card: Remote được dùng để điều khiển đóng mở cổng từ xa trong phạm vi thu phát từ 30 – 100m. Card có chức năng thu/phát tín hiệu cho tay điều khiển (remote).
- Nguồn điện và pin dự phòng: Cổng hoạt động bằng điện 220V, một số loại dùng điện 24V để tăng tính an toàn. Nếu mất điện, có thể dùng pin dự phòng hoặc mở bằng tay.
Cổng sắt tự động hoạt động theo nguyên lý nào?
Cổng sắt tự động điều khiển từ xa hoạt động theo nguyên tắc chính gồm Nhận tín hiệu -> kích hoạt motor -> truyền động đóng/mở cổng. Cụ thể:
- Nhận tín hiệu mở/đóng: Khi nhấn nút trên remote, nút bấm tường, điện thoại hoặc cảm biến, tín hiệu được gửi đến bộ điều khiển trung tâm.
- Xử lý tín hiệu và kích hoạt motor: Bộ điều khiển kiểm tra tình trạng cổng, nếu cổng đang đóng thì kích hoạt motor để mở, ngược lại thì đóng.
- Motor quay và truyền động đến cổng: Motor quay và truyền lực đến cổng thông qua bánh răng, thanh răng, pít-tông thủy lực hoặc dây xích. Cổng di chuyển theo hướng đã được lập trình trước.
- Cảm biến an toàn hoạt động: Nếu có vật cản trên đường đi, cảm biến chống kẹt sẽ ngừng cổng hoặc đảo chiều để tránh tai nạn.
- Dừng lại và tự động khóa: Khi cổng mở hoặc đóng hoàn toàn, hệ thống sẽ dừng motor và kích hoạt khóa tự động để đảm bảo an toàn.
Cổng sắt tự động gồm những loại nào?
Dựa vào cơ chế vận hành, kiểu dáng, cổng sắt tự động được phân thành các loại cơ bản như sau:
- Cổng sắt tự động mở cánh: Mẫu cổng này thường gồm 1 cánh hoặc 2 cánh mở quay truyền thống. Phù hợp lắp đặt cho nhà phố, biệt thự, nhà máy. Khi lắp mẫu cổng này thì đảm bảo có khoảng trống mặt tiền đủ rộng để cánh cổng mở ra.
- Cổng sắt tự động trượt: Cổng hoạt động bằng cách trượt ngang trên thanh ray bên dưới hoặc ray treo phía trên. Mẫu cổng này phù hợp với những không gian hẹp, không cần diện tích mở cánh. Chú ý chọn công suất motor phù hợp với trọng lượng cổng để giúp cổng vận hành nhẹ nhàng, trơn tru, tăng độ bền.
- Cổng sắt tự động xếp gấp: Mẫu cổng này kết cấu gồm nhiều cánh nhỏ xếp gấp lại khi mở để tiết kiệm không gian, dùng nhiều ở bệnh viện, trường học, nhà máy, công ty, khu công nghiệp.
- Cổng sắt tự động âm sàn: Motor cổng được đặt dưới mặt đất, không lộ ra ngoài, nhờ vậy tăng tính thẩm mỹ, phù hợp với nhà phố, biệt thự, dinh thự cao cấp. Lắp đặt cổng này phức tạp và chi phí cao hơn.
- Cổng sắt tự động trượt cung tròn: Mẫu cổng này có kiểu dáng tương đối độc đáo, sử dụng 5 – 6 cánh trượt tạo thành đường cong để tiết kiệm diện tích và mở rộng lối đi. Ưu điểm của cổng là an toàn, bảo dưỡng bảo trì nhanh chóng. Hệ thống ray lùa được thiết kế và chế tạo bởi motor lắp đặt dưới chân cổng, động cơ kéo cánh cổng đóng/mở trượt theo cung tròn có thể kết nối được với những thiết bị tự ngắt, bộ đảo chiều, hệ thống báo cháy trong những trường hợp khẩn cấp… nên đem lại sự an toàn cao.
- Cổng sắt tự động gấp 4 cánh: Cổng hoạt động đóng mở bằng động cơ điện. Khi tiến hành mở cổng, các cánh sẽ xếp chồng lên nhau rồi áp sát vào tường.
- Cổng xoay tự động: Còn được gọi với tên khác là cổng xoay 3 càng có công dụng kiểm soát người qua lại, phân chia làn đường, xếp hành dành cho người đi bộ. Ở mẫu cổng này, hệ thống an ninh nhận tín hiệu qua thẻ ID hoặc IC để đóng mở cổng tự động nhẹ nhàng, không gây tiếng ồn. Thông thường cổng này xuất hiện ở các trung tâm mua sắm, phòng sản xuất xí nghiệp, công ty.
Ưu nhược điểm của cổng sắt tự động
Nắm được ưu nhược điểm của cổng sắt tự động sẽ giúp quý khách hàng cân nhắc xem có nên lựa chọn lắp đặt mẫu cổng này cho công trình của mình hay không.
Ưu điểm của cổng sắt tự động điều khiển từ xa
Cổng đóng mở dễ dàng, tiện lợi
Thay vì phải tốn công sức đóng mở bằng tay, sức người, với mẫu cổng này, bạn chỉ cần thực hiện thao tác nhẹ nhàng đó là ấn nút trên remote hoặc cảm biến vân tay, điện thoại là cổng có thể đóng/mở nhẹ nhàng trơn tru. Bạn cũng không cần phải xuống xe khi ra vào nhà, điều này phù hợp trong những ngày mưa hoặc nắng chói chang. Đối với các doanh nghiệp, công ty có lượng người, xe ra vào thường xuyên thì sử dụng cổng sắt tự động tiết kiệm thời gian, công sức đáng kể.
An toàn và bảo mật cao
Cổng sắt tự động có chức năng đóng hoàn toàn và tự động khóa cổng lại, điều này ngăn chặn kẻ gian đột nhập. Cổng trang bị cảm biến an toàn giúp dừng hoặc đảo chiều trong trường hợp phát hiện vật cản, giúp tránh kẹp người hoặc xe gây nguy hiểm. Cổng có mã hóa chống sao chép, điều này tránh tình trạng trộm sao chép tín hiệu. Ngoài ra nếu có nhu cầu, khách hàng có thể lắp đặt thêm camera giám sát AI hiện đại để nhận diện biển số xe, khuôn mặt, tăng cường an ninh.
Độ bền cao
Cổng sắt tự động ngày nay thường được mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện, điều này giúp cổng chống chịu được thời tiết khắc nghiệt, nâng tuổi thọ sử dụng lên 15 – 20 năm. Phần động cơ motor của cổng nếu sử dụng, bảo trì đúng cách cũng có tuổi thọ dài lâu, ít phải sửa chữa, bảo dưỡng.
Tính thẩm mỹ
Cổng sắt tự động có nhiều thiết kế từ đơn giản đến cầu kỳ: cổng sắt hộp, cổng sắt nghệ thuật với các đường hoa văn uốn lượn, cổng sắt CNC cắt hoa văn tinh xảo, cổng sắt nan gỗ mộc mạc… Tùy vào phong cách kiến trúc ngôi nhà, công trình mà khách hàng sẽ lựa chọn mẫu cổng có thiết kế phù hợp, tạo điểm nhấn kiến trúc, thể hiện đẳng cấp của chủ sở hữu.
Phù hợp với nhiều công trình khác nhau
Cổng sắt tự động có thể lắp đặt rộng rãi cho nhiều công trình: nhà ở, nhà phố, biệt thự, dinh thự, công ty, nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại.
Nhược điểm của cổng sắt tự động
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì cổng sắt tự động cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Chi phí lắp đặt cao: Giá thành lắp đặt cổng sắt tự động thường cao hơn so với cổng truyền thống từ 12 – 50 triệu tùy loại.
- Cần nguồn điện ổn định: Cổng sắt tự động hoạt động chủ yếu vào nguồn điện, nếu thường xuyên mất điện sẽ gây bất tiện trong quá trình sử dụng. Một số cổng trang bị thêm pin dự phòng nhưng nếu không bảo trì thường xuyên thì pin dễ bị chai.
- Tốn chi phí bảo trì: Ray trượt, bánh xe, motor của cổng cần được vệ sinh, bảo trì định kỳ để tránh bị yếu, kẹt.
Vậy có nên lắp đặt cổng sắt tự động không?
Thực tế việc nên hay không nên lắp đặt cổng sắt tự động phụ thuộc vào diện tích không gian, nhu cầu, mục đích sử dụng, điều kiện tài chính, sở thích của khách hàng:
- Khách hàng nên lắp đặt cổng sắt tự động nếu mong muốn sự tiện lợi và an toàn cao; trong trường hợp ngôi nhà hoặc công trình cần kiểm soát ra vào hiện đại; khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh để đầu tư cổng cũng như bảo dưỡng cổng định kỳ.
- Khách hàng nên cân nhắc lắp đặt cổng sắt tự động trong trường hợp tài chính hạn chế, diện tích nhà quá nhỏ để lắp đặt cổng tự động; không có nhiều thời gian và chi phí để bảo trì định kỳ.
Báo giá lắp đặt cổng sắt tự động điều khiển từ xa 2025
Giá lắp đặt cổng sắt tự động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chất liệu, loại motor (thương hiệu, công suất), kiểu dáng cổng, đơn vị cung cấp.
Loại cổng | Giá (VNĐ) | Ghi chú |
Cổng mở cánh tự động | 12.000.000 – 25.000.000 | Giá chưa bao gồm motor, cảm biến & công lắp đặt. |
Cổng trượt tự động | 15.000.000 – 30.000.000 | |
Cổng xếp gấp tự động | 20.000.000 – 40.000.000 | |
Cổng âm sàn tự động | 25.000.000 – 50.000.000 |
Giá motor cổng sắt tự động:
Loại motor | Xuất xứ | Tải trọng | Giá (VNĐ/bộ) |
Motor cổng mở cánh tay đòn | Ý, Đức | 300 – 800 kg | 10.000.000 – 20.000.000 |
Motor cổng mở cánh âm sàn | Ý, Pháp | 400 – 1200 kg | 20.000.000 – 40.000.000 |
Motor cổng trượt bánh răng | Đức, Trung Quốc | 600 – 2000 kg | 7.000.000 – 25.000.000 |
Motor cổng xếp gấp | Việt Nam, Trung Quốc | 800 – 2000 kg | 15.000.000 – 35.000.000 |
Chi phí lắp đặt cũng như các phụ kiện kèm theo:
Hạng mục | Chi phí (VNĐ) |
Remote điều khiển từ xa | 500.000 – 1.500.000 |
Hệ thống camera & kiểm soát ra vào | 5.000.000 – 15.000.000 |
Phí lắp đặt | 3.000.000 – 7.000.000 |
Bộ lưu điện (UPS) phòng khi mất điện | 3.000.000 – 6.000.000 |
Cảm biến an toàn | 1.500.000 – 3.500.000 |
Giá tổng thể để lắp đặt cổng sắt tự động điều khiển từ xa:
Loại cổng | Bao gồm | Giá (VNĐ) |
Cổng mở cánh tự động 2 cánh | Cánh cổng + motor tay đòn + công lắp đặt | 30.000.000 – 50.000.000 |
Cổng trượt tự động (3 – 6m) | Cánh cổng + motor trượt + ray trượt | 35.000.000 – 60.000.000 |
Cổng xếp gấp tự động (4 – 10m) | Cổng xếp + motor + bộ điều khiển | 40.000.000 – 80.000.000 |
Cổng âm sàn tự động 2 cánh | Cổng + motor âm sàn + công lắp đặt | 50.000.000 – 90.000.000 |
Một số lưu ý khách câng nhớ khi lắp cổng sắt tự động:
- Chọn loại cổng phù hợp với diện tích sân.
- Chọn motor có công suất đủ lớn để cổng vận hành trơn tru, tránh bị yếu hoặc hư hỏng.
- Trang bị cảm biến chống kẹt, chống trộm là rất cần thiết.
- Chọn nhà cung cấp có bảo hành dài hạn và dịch vụ hậu mãi tốt.
Các mẫu cổng sắt tự động đẹp, hiện đại
Dưới đây là một số mẫu cổng sắt tự động đẹp đang được ưa chuộng trên thị trường. Quý vị có thể tham khảo:
Đơn vị lắp đặt cổng sắt tự động điều khiển từ xa uy tín, giá tốt Hà Nội
Tại Hà Nội, xưởng cơ khí Quang Sáng là đơn vị nhận lắp đặt cổng sắt tự động uy tín, có trên 15 năm kinh nghiệm, khách hàng hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ. Toàn bộ cổng sắt tại Quang Sáng đều được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, tiên tiến, motor cổng điện được nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu, châu Á, đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao, bền bỉ, chất lượng.
Khi khách hàng liên hệ đến Quang Sáng, đội ngũ tư vấn sẽ hướng dẫn khách cách chọn mẫu cổng phù hợp với tài chính, phong cách kiến trúc công trình cũng như nhu cầu sử dụng. Giá cả lắp đặt cổng luôn được công khai và minh bạch rõ ràng. Cam kết lắp đặt cổng đúng tiến độ, không phát sinh thêm chi phí ẩn trong quá trình thực hiện.
Quang Sáng còn có đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, luôn hỗ trợ quý khách bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ. Tất cả mẫu cổng tự động đều được bảo hành từ 1 tới 3 năm theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất nên quý khách hài lòng và yên tâm.
Mọi thông tin cần được tư vấn thêm, quý khách liên hệ đến Quang Sáng qua địa chỉ:
Xưởng cơ khí Quang Sáng
- Trụ sở chính: Ngõ 110 Nam Dư, Lĩnh Nam, Hà Nội
- Hotline: 091.464.90.38
- Cơ sở 1: 564 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
- Cơ sở 2: Ngõ 8 số 15 đường Quang Tiến, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 9 KĐT Ao Sao, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội