Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn hiện đại đã và đang được ứng dụng vô cùng rộng rãi hiện nay. Các sản phẩm sơn tĩnh điện có độ bền lâu dài, mang tính thẩm mỹ cao.
Xem thêm:
Sơn sắt mạ kẽm có bền không, có những loại sơn mạ kẽm nào?
Nở sắt mạ kẽm là gì? Cập nhật bảng giá chi tiết 2023
Ke góc sắt mạ kẽm giá rẻ cho nội thất gia đình
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện tiếng anh là gì? Sơn tĩnh điện tiếng anh là Electrostatic powder coating. Công nghệ sơn này sử dụng nguyên lý điện từ nhằm mục đích phù một lớp chất dẻo bám chắc lên bề mặt cần sơn. Bột sơn tĩnh điện sẽ chứa điện tích dương, còn bề mặt kim loại tích điện tích âm. Nhờ liên kết ion âm – dương mà khi phun thì bột sơn bám chặt lên bề mặt sản phẩm.
Có 2 dạng sơn tĩnh điện chính bao gồm sơn tĩnh điện dạng ướt và sơn tĩnh điện dạng khô. Trong đó sơn tĩnh điện dạng khô (bột khô) có tính phổ biến hơn cả.
Bột sơn tĩnh điện khô phân thành các loại chính gồm: epoxy, polyester, acrylic, Fluoropolymer…
Sơn tĩnh điện bền không? Ưu điểm của sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện lên bề mặt kim loại giúp sản phẩm có độ bền cao hơn nhiều. Dưới đây cùng tìm hiểu những ưu điểm khi sơn tĩnh điện nhé!
- Sơn tĩnh điện cứng, chống xước tốt: Liên kết ion rất bền vững, có độ cứng vượt trội, khó bị phá vỡ, vì vậy chúng có khả năng chống trầy xước, phai màu, ăn mòn,… hiệu quả.
- Có tính thẩm mỹ cao: Sơn tĩnh điện không hề bị bào mòn, phai màu do các tác động từ môi trường như mưa, nắng, gió,… Sự liên kết chặt chẽ của các phần tử sơn giữ cho cấu trúc sơn luôn bền vững và giữ được vẻ đẹp như mới sau thời gian dài sử dụng.
- Thân thiện với môi trường: Các loại sơn thông thường phải pha chế rất nhiều chất hóa học khác nhau để tạo sự kết dính, tạo nên chất thải khó phân hủy, có hại cho môi trường. Nhưng sơn tĩnh điện thì không, nguyên lý tĩnh điện âm – dương tạo sức hút bền vững, hoàn toàn không cần thêm chất phụ gia độc hại.
- Tuổi thọ cao: Đồ vật được sơn tĩnh điện sẽ ít bị han gỉ và hỏng hóc hơn, người dùng có thể sử dụng trong thời gian dài. Đồng thời, quá trình sơn tĩnh điện giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian so với các loại sơn thông thường khác.
Sơn tĩnh điện khác gì sơn thường?
Sơn tĩnh điện là loại sơn được phủ dưới dạng bột khô và chảy tự do. Khác với sơn lỏng thông thường, sơn tĩnh điện được đóng rắn dưới nhiệt hoặc bằng tia cực tím. Bột của sơn tĩnh điện được làm từ polyme nhiệt rắn hoặc nhựa nhiệt dẻo, được liên kết với nhau bằng phương pháp tích điện nên đẹp và cứng hơn sơn thường.
Cách sơn tĩnh điện tại nhà đúng chuẩn
Nếu bạn muốn tự mình sơn tĩnh điện cho các đồ vật tại nhà mà không muốn đem ra xưởng thì có thể thực hiện theo những bước như sau:
- Bước 1: Xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn để làm sạch rỉ sét, dầu mỡ bằng cách nhúng vào bể hóa chất như HCl hoặc H2SO4, Photphat…
- Bước 2: Đem sản phẩm phơi nắng khô tự nhiên hoặc cho vào lò sấy khô.
- Bước 3: Sử dụng súng phun sơn chuyên dụng và sơn lên bề mặt sản phẩm. Trong quá trình sơn cần đảm bảo cầm chắc chắn súng. Nếu không cầm súng đúng cách và chặt, áp lực sẽ khiến súng bị dội lại và gây nguy hiểm nếu những tia sơn bắn vào một vị trí khác.Bên cạnh đó, một lưu ý nhỏ người sử dụng cũng cần phải tránh, đó là tuyệt đối không được chĩa súng vào mặt người khác. Nếu vô tình chạm phải công tắc kích hoạt sơn, những tia sơn từ trong máy bắn ra sẽ rất nguy hiểm đối với người đối diện. Ngoài ra bạn cũng cần mặc trang phục bảo hộ đầy đủ trong quá trình sơn tĩnh điện để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Bước 4: Sấy khô sản phẩm trong lò sấy ở nhiệt độ từ 180 – 200 độ C trong 20 – 30 phút.
Ứng dụng sơn tĩnh điện trong cuộc sống
Sơn tĩnh điện cho các sản phẩm có tính ứng dụng rất cao trong cuộc sống, cụ thể người ta thường sơn tĩnh điện cho:
- Sơn tĩnh điện xe máy
- Sơn tĩnh điện cửa sắt
- Sơn tĩnh điện tủ sắt
- Sơn tĩnh điện thang cáp
- Sơn tĩnh điện chân bàn, chân ghế sắt
- Sơn tĩnh điện cho các đồ dùng nội thất, gia dụng…
- Sơn tĩnh điện các linh kiện ô tô, xe máy như: Khung xe, vỏ xe, nắp capo, mâm xe, bộ tản nhiệt, tay nắm cửa, bộ lọc và rất nhiều chi tiết khác.
- Sơn các thiết bị dân dụng: Sơn lò nướng, sơn quạt trong các khu công nghiệp.
Giá sơn tĩnh điện có đắt không?
Giá sơn tĩnh điện sẽ được tính dựa theo kg hoặc m2 vật liệu cần sơn. Nếu tính theo kg thì trung bình giá sơn tĩnh điện hiện nay dao động trong khoảng 6 – 8 nghìn đồng/kg (đối với các dòng sơn trong nước), hoặc 8 – 12 nghìn đồng/kg (đối với sơn tĩnh điện nhập khẩu từ nước ngoài). Còn nếu dựa vào m2 thì giá sơn tĩnh điện trung bình 120 – 200 nghìn/m2. Mức giá trên áp dụng để sơn tĩnh điện lên sản phẩm làm bằng chất liệu sắt hoặc thép.
Còn trường hợp nếu sơn tĩnh điện lên bề mặt nhôm thì giá thành sẽ trung bình 14 – 15 nghìn đồng/kg và nếu tính theo m2 giá sẽ từ 140 – 220 nghìn đồng/m2.
Với những khách hàng đặt đơn hàng lớn, khách hàng thân thiết thì sẽ được giảm giá sơn tĩnh điện từ 5 – 10%…
Giải đáp một số thắc mắc về công nghệ sơn tĩnh điện?
Xoay quanh về sơn tĩnh điện, khách hàng có rất nhiều thắc mắc mong muốn được giải đáp, cùng tìm hiểu ngay:
Sơn tĩnh điện có những màu gì?
Tính đến thời điểm này thì hiện tại bảng mã màu sơn tĩnh điện có hơn 1000 màu sơn có sẵn. Được phân chia thành nhiều loại khác nhau với độ bóng tạo ra nhiều cấp độ khi quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, có một số mã màu được sử dụng phổ biến nhất trong bảng màu sơn tĩnh điện như:
- Sơn tĩnh điện màu đồng
- Sơn tĩnh điện màu vàng
- Sơn tĩnh điện màu trắng
- Sơn tĩnh điện màu ghi xám
- Sơn tĩnh điện màu vân gỗ
- Sơn tĩnh điện màu đen
- Sơn tĩnh điện màu bạc
Inox, nhựa, nhôm, gỗ có sơn tĩnh điện được không?
Xoay quanh về các vật liệu sơn tĩnh điện, có rất nhiều thắc mắc độc giả quan tâm, chẳng hạn như inox có sơn tĩnh điện được không? Nhựa có sơn tĩnh điện được không? Nhôm có sơn tĩnh điện được không? Gỗ có sơn tĩnh điện được không? Câu trả lời là có. Tất cả các nguyên vật liệu trên đều có thể sơn tĩnh điện. Nếu như nhôm, inox sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện bột khô thì nhựa và gỗ lại sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sơn bằng dung môi).
Sơn tĩnh điện có sơn lại được không?
Sơn tĩnh điện hoàn toàn có thể sơn lại trong trường hợp bề mặt sơn phồng rộp, bong tróc, bẫy không khí. Tuy nhiên khi thực hiện việc sơn tĩnh điện lại sẽ làm giảm chất lượng bề mặt sơn tĩnh điện đôi chút nhưng cũng không làm làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng thành phẩm.
Cách xử lý sơn tĩnh điện bị bong tróc như thế nào?
Sau một thời gian dài sử dụng hoặc do tác động của một yếu tố nào đó khiến lớp sơn tĩnh điện bị bong tróc. Để khắc phục lỗi này thì chúng ta cần thực hiện mài nhám theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất rồi sau đó sơn lại lớp mới.
- Bước 1: Làm sạch lớp sơn cũ, rửa hết những vết bẩn, rỉ sét và đem sấy khô. Bạn có thể sử dụng cồn IPA để tẩy rửa vết bẩn, tuyệt đối không dùng dung môi chứa xeton hoặc este, clo vì chúng chứa hóa chất tẩy mạnh, có thể làm chảy sơn.
- Bước 2: Lấy bình xịt sol khí và phun 3 lớp nhẹ lên bề mặt sản phẩm, mỗi lần xịt cần để khô trước khi xịt những lần tiếp theo. Khi bề mặt đã bao phủ toàn bộ sơn mới thì bạn có thể sơn các lớp dày hơn, đảm bảo độ đồng đều.
- Bước 3: Phủ thêm một lớp sơn lót mỏng và để khô là được.
Sơn tĩnh điện có độc hại không?
Sơn tĩnh điện thành phẩm không gây độc hại với người sử dụng nhưng trong quá trình phun sơn thì lại khác. Sơn tĩnh điện có nhựa và các chất độc hại với người phun sơn. Chính vì thế khi phun sơn cần trang bị đồ bảo hộ và yêu cầu người phun sơn có tay nghề cao.
Xưởng sơn tĩnh điện Hà Nội uy tín chuyên nghiệp
Tại Hà Nội, xưởng cơ khí Quang Sáng nhận sơn tĩnh điện cho tất cả các sản phẩm như cổng, hàng rào, lan can cầu thang, lan can ban công, sân thượng, cửa sắt, tủ sắt, thang cáp… giúp gia tăng độ bền cho sản phẩm tối ưu.
Chúng tôi có máy móc thiết bị hiện đại cùng đội ngũ thợ thi công tay nghề cao đảm bảo quá trình sơn diễn ra nhanh chóng và tối ưu, hiệu quả. Quang Sáng nhận sơn tĩnh điện cho sản phẩm với nhiều màu sắc khác nhau, cam kết chất lượng sản phẩm tốt, không dính các lỗi như bong tróc, bẫy khí…
Chi phí sơn tĩnh điện tại đây luôn đảm bảo cạnh tranh so với mặt bằng chung thị trường. Mọi thông tin chi tiết cần được tư vấn vui lòng liên hệ về địa chỉ:
Xưởng cơ khí Quang Sáng
Địa chỉ: Số 26, ngách 110/66, ngõ 110 Nam Dư, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 091.464.90.38
Email: Cokhiquangsang@gmail.com